Trong tình
hình hiện nay, điều mà tôi quan tâm và lo ňgại nhất chính là
“làm cách nào để học sinh, sinh viên Việt Nam có ý thức đúng
đắn về lòng yêu nước”. Tôi cho rằng đây chính là vấn đề
cấp bách cần được xem xét bởi vấn đề này phải nhìn nhận
từ nhiều góc cạnh khác nhau; nó được ví như một khối rubic
hình lập phương mà hơn hết mặt nổi của nó chính là “giáo
dục”. “Giáo dục” ở đây chính là “giáo dục tư tưởng và đẩy
mạnh công tác lý luận chính trị ở Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay”.
Vậy giáo dục bằng cách
nào? Theo tôi, phải tiến hành xây dựng lại chương trình đào tạo
nhằm đẩy mạnh tính hiệu quả của các môn học cơ bản đó là:
“Triết học”, “Tư tưởng Hồ Chí Minh” và “Đường lối cách mạng
của Đảng cộng sản Việt Nam”.
Câu hỏi mà tôi đặt ra
ở đây là: “Phải chăng là khi nước ta bước vào quá trình xây
dựng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đến nay thì chúng ta đã quá
chú trọng đào tạo các môn học phục vụ cho các ňgành như người ta
quan niệm chúng “hái ra tiền” như kinh tế, công nghệ thông tin,
điện tử, cơ khí… mà đã dần quên lãng đi các môn học giáo dục
về công tác lý luận chính trị?”. “Triết học” chính là chiếc la
bàn định hướng con người có nhận thức khái quát về các lĩnh
vực trong đời sống như kinh tế, chính trị, văn hóa, tôn giáo…
Nó chính là cơ sở của
tư duy lý luận nhân loại mà qua đó làm phong phú đời sống tinh
thần và nâng cao năng lực sử dụng tư duy vào việc giải quyết
các vấn đề do nhận thức khoa học và thực tiễn đặt ra, như
Ăngghen từng nói: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao
của khoa học, không thể không có tư duy lý luận”.
Trong quan điểm của
Người, Người nhấn mạnh: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì
phải có những con người xã hội chủ nghĩa”. Chủ nghĩa xã hội
sẽ tạo ra những con người xã hội chủ nghĩa và những con người
xã hội chủ nghĩa chính là chủ thể của toàn bộ sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Như vậy thì phải tiến hành đào tạo song
song tức là không phải đợi đến khi đất nước phát triển mạnh
về kinh tế, văn hóa rồi mới xây dựng con người chủ nghĩa xã
hội và ngược lại.
Để xây dựng một con
người xã hội chủ nghĩa thành công trong công cuộc tiến lên xây
dựng chủ nghĩa xã hội thì cần phải xây dựng con người dựa
trên ba tiêu chí căn bản là “đạo đức cách mạng”, “trí tuệ” và
“sức khỏe”. Hay nói cách khác: “trồng người” là một quá trình
xây dựng và phát triển con người toàn diện trên bốn phương
diện “đức – trí – thể – mỹ”.
Trong giai đoạn hiện nay,
chúng ta đang tiến hành đẩy mạnh công cuộc “học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, bởi tầm quan trọng của việc
học tập “tư tưởng Hồ Chí Minh” vô cùng to lớn. Với tôi, trong
tư tưởng của Người, luận điểm mà tôi tâm đắc nhất chính là
“vấn đề con người” – bởi hiện nay, đây là vấn đề chung mà
toàn nhân loại quan tâm đến. Hồ Chí Minh chính là bậc thầy vĩ
đại của nhân loại bởi những lời dạy của Người có giá trị
sống mãi ňgàn đời song hành cùng với sự phát triển của dân
tộc Việt Nam.
Có bao giờ các thế hệ
học sinh, sinh viên Việt Nam dành thời gian để đọc, để ňgẫm và
tìm hiểu những nguyên nhân làm sao để có được những thành quả
như hôm nay chưa? Hay chúng ta chỉ biết nhìn nhận cái hiện tại
mà lãng quên quá khứ, nhìn thấy thành quả mà bỏ qua nguyên nhân
và quá trình thực hiện.
Bên cạnh đó, khi nhìn
lại một hành trình lịch sử nhuộm máu mà đất nước ta đã trải
qua với bao nhiêu con người đã ňgã xuống vì độc lập tự do cho
dân tộc Việt Nam. Bao nhiêu lần đất nước chúng ta chuyển mình
đổi mới sau những tàn dư mà chiến tranh để lại, chúng ta càng
phải tự hào hơn nữa bởi những chính sách và đường lối lãnh
đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam đã góp phần đưa đất
nước thoát khỏi đống mục nát, hoang tàn thành một đất nước
phồn vinh và hoa lệ như hôm nay.
Hơn hết, chúng ta chỉ nhận thấy những thực tiễn
đang diễn thì đã vội vàng kết luận, nhận xét và đánh giá chứ
không biết soi xét lại lý luận và xem trọng lý luận để từ đó
có cái nhìn đúng đắn hơn? Các bạn đã đọc được bao nhiêu dòng
trong cuốn sách Đường lối Cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam, Tư
tưởng Hồ Chí Minh và Triết học? Các bạn đã hiểu được bao
nhiêu vấn đề trong quá trình học môn đó? Và tôi chắc chắn một
rằng: đa số học sinh, sinh viên Việt Nam học chủ yếu để đối
phó qua môn, hay chỉ hiểu được nửa vời chứ chưa hiểu được cặn
kẽ nội dung các vấn đề được ghi chép trong đó.
Chính cách học đó, cách
hiểu đó đã đưa đến những nhận thức phản đề, gây những hành
động chống phá, xuyên tạc, tự do ngôn luận thông qua các diễn
đàn, các trang web… nhằm mục đích chống phá Đảng và nhà nước
Việt Nam. Một số thành phần khi chống phá thì dùng những dẫn
chứng xuyên tạc; những câu nói đã được cắt xén hay thêm bớt;
thậm chí chúng còn tinh vi hơn khi lồng tiếng, ghép hình bữa
bãi, vô tội vạ nhằm vu khống cho Đảng và nhà nước.
Thực trạng hiện nay cho
thấy, rất nhiều trường học có đào tạo các môn này cũng chỉ
là đào tạo qua loa, đào tạo cho đủ số tín chỉ bắt buộc, đào tạo
dưới dạng có hình thức; chú trọng về lượng nhưng không đảm
bảo về chất nên dẫn đến phản tác dụng; hiểu nửa vời dẫn
đến hành động lấp lững do không nhận thức được vấn đề
trên lập trường nhất quán.
Tóm lại, với cá nhân
tôi, giáo dục con người về tư tưởng và nhận thức về lòng
yêu nước là vấn đề cấp thiết hàng đầu trong sự nghiệp đào
tạo và giáo dục hiện nay. Tôi không phân tích và diễn giải các
thế nào là lòng yêu nước hay yêu nước thì phải làm gì, bởi
hiện nay có rất nhiều tác giả đã bàn về vấn đề đó. Đối
với một sinh viên như tôi, tôi không cho phép bản thân nhìn nhận
thực trạng hiện nay dưới góc độ tiêu cực hay phản diện gay
gắt. Mà quan trọng hơn hết tôi nghĩ rằng, chúng ta là phải nhận
thức lại nguyên nhân, thực trạng để đưa ra một định hướng và
phương pháp đúng đắn nhằm giải quyết vấn đề.
Chúng ta phải nhìn lại tầm
quan trọng của ba bộ môn cơ bản này để thấy được giá trị của chúng trong công
tác giáo dục tư tưởng và lý luận nhận thức chính trị trong giai đoạn hiện nay.
Ba môn học này chính là kim chỉ nam định hướng cho sự phát triển và xây dựng
chủ nghĩa xã hội thành công ở Việt Nam. Theo tôi, vấn đề nghiêm trọng
hiện nay đó là công tác về lý luận nhận thức còn yếu kém
nhất là nhận thức về công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam, mà nòng cốt là thực hiện giáo dục nhận thức cho
con người.
Ước mơ của tôi là trong thời gian tới những môn học giáo dục lý
luận như “Triết học”, “Tư tưởng Hồ Chí Minh” và “Đường lối Cách mạng Đảng Cộng
sản Việt Nam” được đưa vào chương trình dạy và học phải đảm bảo đủ ba tiêu chí:
đúng cách, đúng chất lượng và được kiểm soát một cách chặt chẽ nhất. Và tôi
tin rằng, mong mỏi hơn hết của những nhà giáo dạy những môn học
này là được truyền tải đến học sinh, sinh viên Việt Nam một
cách đầy đủ và toàn diện nhất có thể nhưng rất nhiều
trường học hiện nay lại không tạo điều kiện để thực hiện.
Nhận xét
Đăng nhận xét