Chuyển đến nội dung chính

Không làm được gì tốt đẹp thì nên ngậm miệng lại

Trong những ngày qua, nhiều đoàn cứu trợ của các cơ quan chức năng, tập thể hoặc cá nhân đã đến miền Trung, rất nhiều tấn hàng hóa đã được chuyển đến kịp thời với đồng bào.

Mong muốn cao quý nhất lúc này là khắc phục những hậu quả của bão lũ, đưa cuộc sống của người dân miền Trung về với thường nhật và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của bão lũ.

Nhưng, một số người lại nhân dịp này để “chọc ngoáy” và tranh thủ “đá đểu” chính quyền và những người làm từ thiện.

Một ca sĩ gốc Việt khá là nổi tiếng đặt ra câu hỏi rằng, tại sao chính quyền không hỗ trợ cho mỗi hộ gia đình một xuồng hơi chất lượng cao miễn phí? Tại sao cung cấp “con cá” chứ không cung cấp “cần câu?

Cần phải chú ý rằng, không phải chỉ có 5 tỉnh miền Trung bị lũ lụt mà còn nhiều vùng miền khác nữa, như Tây Bắc, Đông Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên… Mà đã đầu tư là phải đầu tư đồng bộ, chứ nơi này đầu tư, nơi này không, thì khác gì việc phân biệt vùng miền, phân biệt mạng sống của người dân. Vậy chốt lại là sao, là số tiền đó sẽ đội lên rất cao, có thể lên tới gần chục tỷ USD.

Hiện nay, tính riêng 5 tỉnh bị thiệt hại nặng nhất do mưa bão có tới hơn 5 triệu hộ dân. Nếu như ca sĩ này nói thì phải cần mua sắm khoảng 5 triệu thuyền hơi chất lượng cao, số thuyền hơi này còn nhiều hơn tổng số lượng thuyền hơi mà toàn bộ người dân Mỹ đang sở hữu. Và để mua sắm số lượng thuyền hơi như trên thì phải cần ước tính khoảng 1,2 tỷ USD, tương đương khoảng 28 ngàn tỷ đồng.

Và đặc trưng lũ ở các vùng núi Việt Nam là lũ ống, lũ quét. Những loại lũ này thì thường có tốc độ dòng chảy cực lớn, mang theo đất, đá, cây cối, sẵn sàng cuốn phăng mọi thứ trên đường đi, ňɠay cả những khối đất đá lớn, xe tải hàng tấn mà còn phải ƙɦїếρ šợ loại lũ này. Vậy mà ca sĩ gốc Việt lại còn bảo người miền Trung dùng thuyền hơi? Khác gì dâng mạng người dân vào tay tử thần?

Mà cái kiểu lũ ống lũ quét diễn ra rất nhanh, chẳng lẽ lại bảo “lũ ơi đừng dâng nữa, đợi tôi bơm hơi nha”? Có phải đi du lịch đâu? Địa hình miền Trung lại nhiều đồi núi, bị chia cắt mạnh, không bằng phẳng lại còn đòi dùng thuyền hơi?

Thực nực cười cho những con người ở tận đẩu tận đâu, lại dạy người dân miền Trung cách sinh tồn với bão lũ, dạy luôn cho đội cứu hộ phải làm thế nào cho đúng.

Hay như câu chuyện nước sạch, ông ca sĩ cứ làm như người ta chỉ cứu trợ mang mỗi mì tôm không bằng. Các đoàn cứu trợ từ cá nhân, tập thể đến của cơ quan chức năng đều đặt nặng việc cung cấp nước sạch cho người dân song song với việc cung cấp thực phẩm.

Tại sao là mì tôm chứ không phải lương khô?

Cứu trợ không phải chỉ áp dụng trong mùa lũ mà còn kéo dài sang cả giai đoạn khắc phục hậu quả và trở lại cuộc sống thường nhật. Với mì tôm, người dân có thể chế biến thành các món ăn khác nhau cho đỡ ngán hoặc ăn kèm với các món ăn thường nhật, còn lương khô thì không. Thực tế, lương khô thường được coi là món ăn chơi chứ rất hiếm khi được coi như lương thực.

Thực tế mì tôm là món ăn phù hợp nhất với điều kiện và hoàn cảnh các vùng. Mình từng đi xuyên Việt nhiều lần, từng sống ở rất nhiều tỉnh thành, thường thì miền Bắc là miền sử dụng lương khô nhiều nhất, càng vào trong thì càng khó mua hơn.

Ngoài ra, lương khô chỉ có một kiểu ăn, rất dễ gây ngán, còn mì tôm có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món. Ví dụ như ăn sống, mì xào, mì trộn, có thể nấu mì với trứng, với thịt, với cá…

Nếu so sánh, thì ở Mỹ, ngay trong đợt đại dịch vừa rồi, vẫn có hàng dài ô tô nhiều cây số xếp hàng để lấy lương thực cứu trợ, mà ở Việt Nam, ai mà đi ô tô đến lấy đồ cứu trợ là kiểu gì cũng bị ăn çɦửї.

Cũng như câu chuyện mà ca sĩ này so sánh rằng ở Mỹ không có hình ảnh cứu trợ mì tôm, Mỹ văn minh hơn, Mỹ tiên tiến hơn, ở Mỹ không có các hoạt động cứu trợ vì lũ lụt hàng năm? Anh đùa thật à? Năm nào mà bão ở vịnh Mexico chẳng đổ bộ vào các khu vực như Texas, Lousiana hay Florida, năm nào chả gây ra thiệt hại người và của, năm nào cũng có những dòng người xếp hàng nhận đồ ăn thức uống hết.

Kèo thơm thì lấy Mỹ ra so, kèo khắm thì lặn.

Anh ca sĩ nói người miền Trung trông chờ vào sự ban phát? Ở Mỹ tôi không biết, nhưng ở Việt Nam, chúng tôi gọi là cứu trợ, từ thiện hay tình nguyện. Chúng tôi không coi việc này là ban phát, không tự cho mình là “thượng đẳng” hay “ban ơn”, chúng tôi coi người miền Trung là đồng bào, mà đã là đồng bào lúc khó là phải giơ tay giúp đỡ.

Anh kháy chính quyền rằng phía chính quyền vô dụng vì đã không chấm dứt được tình trạng bão lũ diễn ra bao nhiêu năm qua. Đùa, ở Mỹ bao nhiêu năm, anh biết thừa là tình trạng thiên tại và bão lũ ở Mỹ như thế nào rồi, hàng năm miền Đông nước Mỹ chịu bao nhiêu cơn bão, thiệt hàng hàng chục tỷ USD, bao nhiêu người chết, anh có chửi chính quyền Mỹ là vô dụng hay ăn hại không?

Tại sao anh cứ nhét chữ vào mồm người dân miền Trung thế? Anh tự nhận là gốc gác miền Trung, nhưng anh sống ở miền Trung bao lâu? Miền Trung Việt Nam hay miền Trung nước Mỹ?

Thật sự, anh ở Mỹ quá lâu nên anh không hiểu những gì đang diễn ra ở Việt Nam, mà đã không hiểu thì anh đừng phán xét.

Anh nói rằng tại Việt Nam mà nhiễm cúm Tàu “là phải tự lo”, có thể anh nói Việt Nam ở một vũ trụ nào đấy, chứ Việt Nam ở vũ trụ chúng tôi đang sống thì chẳng có người dân nào phải tự lo cả. Trong suốt thời gian qua, bao nhiêu người Việt nhiễm βệηɦ thì bấy nhiêu người đó được điều trị miễn phí bất kể giàu nghèo, bao nhiêu người được đón về trên các chuyến bay phi thương mại đều được miễn phí gần như từ A đến Z hết.

Tại Mỹ, đại dịch đã gây ra cái chết cho mấy trăm ngàn người, hóa đơn y tế khiến người ta “tán gia bại sản” và mang nợ cả đời, vậy mà anh im bặt, Mỹ mới là quốc gia của anh, anh cần quan tâm tới nước Mỹ trước tiên trước khi lo cho chúng tôi.

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG KẺ MANG DANH "TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM"

           Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta.           Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...

MAI PHAN LỢI - MỘT KỀN KỀN KHOÁC DANH NHÀ BÁO

           Đúng 5 năm sau khi rút thẻ nhà báo, kền kền Mai Phan Lợi bị cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố và bắt tạm giam để điều tra tội trốn thuế, theo điều 200 BLHS. Đây là hậu quả cho những gì mà Mai Phan Lợi đã làm, ngay từ thời anh ta còn làm nhà báo, thậm chí giữ chức vụ rất cao - Phó tổng thư ký tòa soạn, Trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật TP HCM tại Hà Nội.           Nhiều người biết đến Mai Phan Lợi thông qua sự kiện vụ mất máy bay Casa 212. Năm 2016, trong khi nhân dân cả nước đang hàng ngày ngóng chờ các tin tức mới nhất tìm kiếm 9 sỹ quan, cán bộ, chiến sĩ mất tích cùng máy bay CASA 212 trong lúc thực hiện nhiệm vụ; tuy nhiên, không hiểu vì động cơ gì, nhà báo Mai Phan Lợi, quản trị Diễn đàn nhà báo trẻ - đã ngay lạ...

TẠI SAO GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU ĐÓNG FACEBOOK?

          Ngày 26/6 vừa qua, trên trang fb cá nhân của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu vừa quyết định sẽ rời bỏ mạng xã hội Facebook. Không đưa ra lý do cụ thể khi quyết định rời Facebook, Giáo sư Châu cho biết, thời gian gần đây không còn cảm giác hào hứng với mạng xã hội nói chung và Facebook nữa. Ngô Bảo Châu viết: "Tôi nhận thấy rằng trang FB này không còn là kênh thích hợp để tôi tiếp nhận thông tin, tri thức cũng như để tôi chia sẻ suy nghĩ của mình nữa".           Nhiều người ngạc nhiên với quyết định của Ngô Bảo Châu, nhưng nếu theo dõi những hoạt động, trong đó có những "phốt" của anh giáo sư này trên mạng xã hội Facebook, thì nhiều người sẽ không ngạc nhiên. Là một người được dư luận quan tâm, khi trở thành nhà toán học đầu tiên của Vie...