Ở nước ta hiện nay, việc quản lý dân cư do nhiều Bộ,
ngành cùng thực hiện để phục vụ mục tiêu quản lý nhà nước, đồng thời đảm bảo
quyền nghĩa vụ của công dân. Trong từng ngành, lĩnh vực, các cơ quan quản lý
nhà nước đều cấp cho công dân một loại giấy tờ, nên mỗi công dân đều có thể sở
hữu nhiều loại giấy tờ khác nhau như giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, sổ
hộ khẩu, chứng minh nhân dân dân, hộ chiếu, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái
xe, các văn bằng, chứng chỉ…nhưng khi sử dụng các loại giấy tờ này để tham gia
giao dịch lại không có giá trị thống nhất để chứng minh đầy đủ tình trạng nhân
thân của mình.
Ngày 8/6/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký
ban hành Quyết định số 896/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục
hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư
giai đoạn 2013 - 2020. Trong đó Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì,
phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan khẩn trương xây dựng, đưa vào vận hành,
khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm tạo sự đổi mới căn bản về tổ
chức, hoạt động quản lý Nhà nước về dân cư theo hướng hiện đại, đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, góp
phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư giữ vị trí, vai trò hết sức
quan trọng trong mọi mặt của đời sống xã hội, cụ thể như sau:
Thứ nhất, thông qua việc
tổ chức thu thập, cập nhật các thông tin cơ bản của công dân sẽ tạo lập nên một
hệ cơ sở dữ liệu về dân cư tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương
để dùng chung nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin dân cư phục
vụ công tác quản lý nhà nước, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã
hội, dảm bảo an sinh xã hội.
Thứ hai, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
là căn cứ quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, đề xuất lộ
trình đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờ công dân, khắc phục tình
trạng người dân phải sử dụng nhiều loại giấy tờ cá nhân nhưng không đem lại
hiệu quả trong công tác giải quyết thủ tục hành chính. Việc tra cứu thông tin
trong cơ sở dữ liệu khi giải quyết các thủ tục hành chính sẽ thay thế cho việc
phải xuất trình hoặc nộp bản sao có công chứng các giấy tờ công dân khi thực
hiện thủ tục hành chính, rú ngắn thời gian xử lý, giảm chi phí và thời gian đi
lại của nhân dân nâng cao chất lượng phụ vụ nhân dân.
Thứ ba, Thông tin về dân cư được thu thập,
cập nhật thường xuyên sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý
dân cư, quản lý chắc biến động dân cư, quản lý các loại đối tượng, hỗ trợ công
tác tra cứu, xác minh về thân nhân của công dân, góp phần đản bảo an ninh trật
tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Thứ tư, Cơ sở dữ liệu quốc gia về
dân cư được xây dựng với mục tiêu kết nối, chia sẻ thông tin dân cư với các cơ
sở dữ liệu chuyên ngành của các ngành, lĩnh vực trên toàn quốc, làm tăng khả
năng khai thác, cập nhật thông tin về dân cư, hạn chế tối đa sự trùng lặp thông
tin, giảm chi phí đầu tư ngân sách nhà nước đối với hạ tầng công nghệ thông tin
của các cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Đồng thời, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
ra đời góp phần làm giảm khối lượng hồ sơ đang ưu trữ tại các cơ quan hành
chính.
Vì vậy để việc triển khai thu thập
thông tin dân cư vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đạt hiệu quả. Đề nghị mỗi công dân có hộ khẩu thường trú, tạm trú trên địa
bàn phối hợp thực hiện một số nội dung như sau:
1. Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ tùy thân
như: Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, Giấy khai
sinh, giấy đăng ký kết hôn, thẻ bảo hiểm y tế… đã được cấp, căn cứ vào các loại
giấy tờ tùy thân và hướng dẫn của các đồng chí Công an xã, thị trấn để kê khai
đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin dân cư do Bộ Công an phát hành.
2. Xuất trình các giấy tờ chứng minh thông
tin nhân thân phục vụ việc kiểm tra, xác thực tính chính xác của các thông tin
dân cư được kê khai trong phiếu thu thập thông tin dân cư;
3. Kiểm tra và ký xác nhận vào phiếu thu
thập thông tin dân cư để đảm bảo tính pháp lý của thông tin được thu thập, cập
nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Sau khi hoàn thành việc xây dựng hệ thống
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, mỗi người dân được cấp 01 mã số định danh cá
nhân và dữ liệu được đồng bộ lên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì việc quản
lý sẽ hiệu quả, khoa học hơn. Việc thu thập, cập nhật, chia sẽ và khai thác
thông tin dân cư phải đảm bảo “bí mật nhà nước, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
và đời sống riêng tư của công dân”; mỗi mã số sẽ bao hàm nhiều dữ liệu được
đồng bộ như họ tên, năm sinh, quê quán, giấy phép lái xe… Do đó để đảm bảo
thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được cập nhật nhanh chóng, mỗi
người dân cần có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin
khi có sự thay đổi theo quy định./.
Nhận xét
Đăng nhận xét