Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh với truyền thống hiếu
học của dân tộc, các vấn đề về giáo dục luôn nhận được sự quan tâm rất lớn của
mọi người dân. Vì vậy, nhiều ý kiến góp ý về một cuốn SGK mới, được biên soạn
theo chương trình mới, theo phương thức xã hội hóa là điều bình thường, hoàn
toàn dễ hiểu.
Các ý kiến,
dù gay gắt, đều thể hiện sự tâm huyết, lo lắng và mong muốn có được những cuốn
SGK tốt nhất. Có vấn đề thuộc chuyên môn sâu, ý kiến góp ý chưa chắc đã đúng,
thì Bộ phải có sự giải thích, trình bày lại một cách thuyết phục. Bộ GDT&ĐT
phải trân trọng, nghiên cứu, tiếp thu một cách rất cầu thị, khoa học.
Mặt khác, Bộ
GD&ĐT cần xem xét tăng cường, điều chỉnh, bổ sung, nếu cần thiết, tất cả
các quy trình về biên soạn, thẩm định, phê duyệt, tập huấn SGK mới cho giáo
viên trong những năm tới.
Đồng thời,
Bộ GD&ĐT đẩy mạnh hơn nữa việc biên soạn các bài giảng điện tử theo chương
trình, SGK mới, từ đó, các thầy cô giáo lựa chọn, tham khảo được những bài
giảng tốt nhất, hay nhất và các tài liệu, kiến thức của mình để có các bài
giảng phù hợp, bảo đảm yêu cầu của chương trình. Bởi trong cùng một thời gian
giảng dạy, nếu thầy cô tạo được hứng thú thì học sinh sẽ không cảm thấy chương
trình nặng, không cảm thấy quá tải.
“Bằng công
nghệ thông tin nên chăng chúng ta thay đổi cách làm đối với bản thảo một cuốn
SGK khi mới nộp cho Hội đồng Thẩm định SGK quốc gia thì đưa lên mạng và kêu gọi
giáo viên, các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, cộng đồng, trong đó có các
phụ huynh, cùng góp ý, “nhặt sạn” ňgay từ đầu sẽ tạo thuận lợi hơn cho nhà xuất
bản, Hội đồng Thẩm định SGK quốc gia. Đông người “nhặt” thì chắc chắn “sạn” sẽ
bớt đi”, Phó Thủ tướng gợi mở.
Nhận xét
Đăng nhận xét