Chuyển đến nội dung chính

Bầu cử ở Mỹ, độc lập dân tộc và chuyện ‘kéo nhau đi học tiếng Trung Quốc’

Nhiều quốc gia Nam Mỹ, khi bị đô hộ, đã nói thứ tiếng của các nước đô hộ, đó là Brazil nói tiếng Bồ Đào Nha, Argentina nói tiếng Tây Ban Nha. Hay nói vui một chút, như Mỹ chẳng hạn, quốc gia này nói tiếng Anh, và Anh cũng chính là một quốc gia từng đô hộ Mỹ, còn tiếng nói bản địa của Mỹ là tiếng nói của những thổ dân da đỏ. Gần hơn một chút, người Ƥhiliρρnescoi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai, quốc gia này cũng từng bỏ phiếu xin được trở thành một bang của Hoa Kỳ – nhưng đã bị từ chối.

Cả trăm năm bị phương Tây đô hộ, người Việt vẫn “từ chối” tiếng Pháρ, tiếng Nhật, tiếng Anh… Người ta thường nói vui rằng, thà nói “đ** m* mày” và cầm súng chiến đấu, còn hơn nói mấy thứ tiếng đó.

Hơn ngàn năm Bắc thuộc, nước Việt vẫn sống, vẫn tồn tại, vẫn không chịu là phần của Thiên Triều, không chấp nhận nói tiếng Trung Quốc, vẫn khởi nghĩa, bị vùi dập, lại tiếp tục khởi nghĩa, vẫn vùng lên. Và từ chối sự đồng hóa.

Rồi thêm một ngàn năm sau nữa, trải qua bao nhiêu cuộc binh biến, các triều đại phong kiến Việt Nam vẫn chọn cách “vừa sống chung, vừa đối đầu” với các triều đại phong kiến Trung Quốc, vẫn hô “đánh” chứ không hô “hàng” tại mọi cuộc xâm lăng, vẫn tuyên bố rõ rằng: “Sông núi nước Nam, vua Nam ở”. Các đời vua Việt Nam vẫn mặc áo long bào, con dấu riêng, quân đội riêng, người Việt nói tiếng Việt, chứ không nói tiếng Trung Quốc.

Nhà văn hóa Phạm Quỳnh có một câu nói bất hủ: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”. Phần vì Truyện Kiều là một tác phẩm viết bằng chữ Nôm, loại chữ mà người Việt sáng tạo ra dựa trên chữ Hán. Ngoài ra, hoàn çảnh mà nhà văn hóa Phạm Quỳnh nói câu đó đúng là vào lúc Việt Nam đang bị Pháρ đô hộ, văn hóa Việt Nam gặp ƙhủng hoảng, trào lưu “Tây hóa” lan rộng, một cuộc “xâm thực” văn hóa diễn ra.

Có nhiều người Việt nghĩ rằng nếu ông Joe Biden nắm quyền, thì Trung Quốc sẽ rộng cửa phát triển, vì ông Trump đánh Trung Quốc, còn ông Joe Biden thì không. Chỉ qua một cuộc cuộc bầu cử ở tận bờ bên kia Thái Bình Dương, nhiều người Việt đã nghĩ đến một viễn çảnh “học tiếng Trung Quốc” – ở đây có nghĩa là sợ Trung Quốc bành trướng, sợ Trung Quốc lớn mạnh, sợ Trung Quốc phát triển, hay xa hơn, là sợ Trung Quốc đánh Việt Nam.

Họ thực sự đang mong muốn Mỹ có thể kìm hãm Trung Quốc.

Lê Chiêu Thống từng cần viện nhà Thanh đem quân sang đánh Quang Trung, nhằm mục đích đòi lại ngôi báu và đi kèm với điều đó là việc đưa nước Việt trở thành một nước phụ thuộc vào Trung Quốc. Nguyễn Ánh cũng đã ngồi quỳ trước vua Xiêm – giờ là Thái Lan, mong muốn Xiêm đem quân tiến đánh phía Nam nước ta, nay là khu vực Tây Nam Bộ. Điểm chung của hai vị vua này, đều là việc bị người đương thời và hậu thế khinh miệt, coi là “cõng rắn cắn gà nhà”.

Lương Khải Siêu từng bút đàm với Phan Bội Châu, khuyên Phan Bội Châu không nên cầu viện Nhật đánh Pháρ. Vì nếu việc ấy diễn ra, chỉ có Nhật thay Pháρ, còn Việt Nam thì vẫn là một quốc gia thuộc địa. Dẫu biết so sánh là khập khiễng, nhưng về bản chất, chuyện Phan Bội Châu nhờ “Nhật đánh Pháρ” và chuyện nhiều người Việt hiện nay nhờ “Mỹ đánh Trung Quốc” có khá nhiều điều tương đồng.

Vậy mà, giờ đây, nhiều thanh niên sẵn sàng mang tâm tưởng “cầu viện” Mỹ, mong Trump chiến thắng, chỉ vì một suy nghĩ, ông Trump sẽ kìm hãm Trung Quốc.

Trên mạng xã hội, ông Trump từng viết rằng Việt Nam là “kẻ lợi dụng” trong chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, khiến thị trường chứng khoán Việt Nam chìm trong sắc đỏ. Dưới thời ông Trump, Việt Nam “bị” đưa ra khỏi danh sách các quốc gia hưởng ưu đãi của các nước phát triển. Rồi phía Chính phủ Mỹ còn cho rằng Việt Nam đã thao túng tiền tệ trong một thương vụ xuất khẩu lốp xe, rồi cũng từng không dưới 2 lần cho rằng Việt Nam là một kẻ thao túng tiền tệ và liên tục đe dọa sẽ áp thuế lên hàng xuất khẩu từ Việt Nam.

Bất cứ ai là tổng thống Mỹ, Joe Biden hoặc Trump, đều chỉ quan tâm đến lợi ích của Mỹ là trước tiên. Mà bất cứ một đảng phái nào, dù Dân chủ hay Cộng hòa, cũng đều có những chính sách kìm hãm Trung Quốc. Nói một cách đơn giản, phía Cộng hòa nhắm vào kinh tế, quân sự, ngoại giao… còn phía Dân chủ thường hay sử dụng quân bài dân chủ, nhân quyền, sắc tộc, tôn giáo…

Đúng là trong nhiệm kỳ của ông Trump, Việt Nam phát triển hơn trông thấy, xuất khẩu và nhập khẩu tốt hơn, vị thế cao hơn, ít bị nhòm ngó về “nhân quyền”. Nhưng, không phải vì được cái này mà đánh đổi đi những cái khác, mà thậm chí, sự đánh đổi này còn không đáng.

Vào đầu tháng 7, phía chính quyền TT Trump còn trực tiếp cho rằng Việt Nam, cùng với Trung Quốc và Đài Loan đã có những áp đặt vô lý tại Biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Mỹ và đồng minh. Cũng từ những động thái gia tăng hoạt động quân sự tại Biển Đông của Mỹ, Trung Quốc từng đưa tên lửa ra đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Và tất nhiên, phía Mỹ và TT TRump chưa bao giờ thừa nhận chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông, nên đừng nhầm tưởng và bợ đít.

Cái đáng ở đây, là việc dù bất cứ ai đắc cử, Việt Nam vẫn thể hiện mong muốn quan hệ hòa bình, chung sống hữu nghị, lợi ích đồng đều. Và mỗi người Việt Nam, cần giữ được “bản sắc” Việt Nam, làm bạn chứ không hòa nhập, “βắէ tay” chứ không phải “quỳ gối”.

Mình thực sự bực mình, vì đi đâu cũng thấy những bình luận kiểu: “Nếu ông Biden trúng cử thì kéo nhau đi học tiếng Trung Quốc là vừa” hoặc “Nếu ông Biden trúng cử thì ai lấy lại Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam”, cái quái gì vậy?

Dù là ông Biden lên, hay ông Trump tại vị, thì Việt Nam vẫn phải độc lập, tự chủ, tự cường, phải tự đứng trên đôi chân của mình. Hàng ngàn năm ở cạnh Trung Quốc, làm gì có ông tổng thống nào, mà Việt Nam vẫn bảo vệ được độc lập, chủ quyền, vẫn có tiếng nói riêng, vẫn kết bạn với bạn bè khắp thế giới.

Người Mỹ bầu tổng thống của họ, vì quyền lợi của họ, chứ đâu bầu tổng thống cho người Việt Nam? Cứ đả kích chế độ Việt Nam Cộng Hòa là dựa hơi Mỹ, nhờ cậy Mỹ, nhưng với suy nghĩ như đã nói ở trên, thì tự nhìn nhận lại bản thân xem, có gì khác gì Việt Nam Cộng Hòa hồi trước đâu? Như vậy thì cha ông hy sinh làm gì, chiến đấu làm gì? Từ bao giờ, mà một đám người Việt lại muốn giao phó vận mệnh dân tộc, chủ quyền dân tộc vào tay một lãnh đạo đến từ nước ngoài như vậy? Rồi thậm chí sợ sệt, lo lắng nếu người lãnh đạo đó không trúng cử mà lại là một người khác.

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG KẺ MANG DANH "TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM"

           Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta.           Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...

MAI PHAN LỢI - MỘT KỀN KỀN KHOÁC DANH NHÀ BÁO

           Đúng 5 năm sau khi rút thẻ nhà báo, kền kền Mai Phan Lợi bị cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố và bắt tạm giam để điều tra tội trốn thuế, theo điều 200 BLHS. Đây là hậu quả cho những gì mà Mai Phan Lợi đã làm, ngay từ thời anh ta còn làm nhà báo, thậm chí giữ chức vụ rất cao - Phó tổng thư ký tòa soạn, Trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật TP HCM tại Hà Nội.           Nhiều người biết đến Mai Phan Lợi thông qua sự kiện vụ mất máy bay Casa 212. Năm 2016, trong khi nhân dân cả nước đang hàng ngày ngóng chờ các tin tức mới nhất tìm kiếm 9 sỹ quan, cán bộ, chiến sĩ mất tích cùng máy bay CASA 212 trong lúc thực hiện nhiệm vụ; tuy nhiên, không hiểu vì động cơ gì, nhà báo Mai Phan Lợi, quản trị Diễn đàn nhà báo trẻ - đã ngay lạ...

TẠI SAO GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU ĐÓNG FACEBOOK?

          Ngày 26/6 vừa qua, trên trang fb cá nhân của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu vừa quyết định sẽ rời bỏ mạng xã hội Facebook. Không đưa ra lý do cụ thể khi quyết định rời Facebook, Giáo sư Châu cho biết, thời gian gần đây không còn cảm giác hào hứng với mạng xã hội nói chung và Facebook nữa. Ngô Bảo Châu viết: "Tôi nhận thấy rằng trang FB này không còn là kênh thích hợp để tôi tiếp nhận thông tin, tri thức cũng như để tôi chia sẻ suy nghĩ của mình nữa".           Nhiều người ngạc nhiên với quyết định của Ngô Bảo Châu, nhưng nếu theo dõi những hoạt động, trong đó có những "phốt" của anh giáo sư này trên mạng xã hội Facebook, thì nhiều người sẽ không ngạc nhiên. Là một người được dư luận quan tâm, khi trở thành nhà toán học đầu tiên của Vie...