TƯ TƯỞNG VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ, PH.ĂNGGHEN ĐÃ ĐỂ LẠI CHO CHÚNG TA NHỮNG NHẬN ĐỊNH SÂU SẮC VỚI PHƯƠNG THỨC QUÁ ĐỘ "RÚT NGẮN".
Khi bàn về những giai đoạn quá độ lên
xã hội cộng sản, Ph.Ăngghen cho rằng “các giai đoạn quá độ là đáng suy nghĩ”
không được nôn nóng, không được phép kết luận vội vàng, bởi đây “là vấn đề khó
khăn nhất trong tất cả các vấn đề vì các điều kiện biến đổi không ngừng”
[1]. Đây
chính là tư duy biện chứng của Ph.Ăngghen về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Theo Ph.Ăngghen quan niệm và thực tiễn quá trình kiến tạo xã hội chủ nghĩa luôn
phải được nhận thức lại, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp khi tình hình thay đổi
và thực tiễn cuộc sống đặt ra những vấn đề mới. Không thể đem đầu óc chủ quan
tự biện của mỗi người để giải câu đố về phân kỳ trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. Chỉ có thực tiễn mới cho câu trả lời rõ ràng và cụ thể. Từ đó
hoạch định chương trình hành động thiết thực để thúc đẩy chủ nghĩa xã hội hình
thành, phát triển hơn là cố khiên cưỡng, áp đặp lược đồ phân kỳ vào đời sống
đang trong sự vần vũ sinh nở của chủ nghĩa xã hội. Phát triển quan niệm về thời
kỳ quá độ, Ph.Ăngghen đã đưa ra phương thức quá độ “rút ngắn” đối với những
nước đang ở giai đoạn phát triển tiền tư bản chủ nghĩa hoặc chưa từng trải qua
con đường phát triển tư bản chủ nghĩa. Trong Lời bạt viết cho tác phẩm “Vấn đề
xã hội ở Nga”, Ph.Ăngghen khẳng định không chỉ với nước Nga, mà còn với tất cả
các nước đang ở trong giai đoạn phát triển tiền tư bản chủ nghĩa đều “không
những có thể mà còn chắc chắn… rút ngắn một cách đáng kể quá trình phát triển
của mình lên xã hội xã hội chủ nghĩa và có thể tránh được phần lớn những đau
khổ và những cuộc đấu tranh mà ở Tây Âu… phải trải qua”
[2]. Tư
duy biện chứng mang tầm vóc vạch thời đại này vẫn nóng hổi ý nghĩa lý luận và
tính thời sự cấp bách đối với các đảng cộng sản, công nhân quốc tế, trong đó có
Đảng ta ở giai đoạn hiện nay.
Quan điểm của Ph.Ăngghen, sau này được
V.I.Lênin nêu thành khả năng “không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”
để tiến lên chủ nghĩa xã hội đối với các nước, các dân tộc chậm phát triển, cho
phép chúng ta khẳng định, Đảng ta đã đúng đắn và sáng suốt khi lựa chọn con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa,
theo loại hình “phát triển rút ngắn” với phương thức “quá độ gián tiếp”, gắn
với công cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Mặt khác, bức tranh hiện thực công cuộc đổi mới 35 năm qua và 30 năm thực hiện
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước
ta cũng chứng minh “lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội ngày càng sáng tỏ hơn, từng bước được hiện thực hóa. Đất nước đã đạt
được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ toàn diện
so với những năm trước đổi mới. Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực,
vị thế như ngày này”
[3]. Sự
thật lịch sử đó, càng minh chứng tính đúng đắn những chỉ dẫn của Ph.Ăngghen về
thời kỳ quá độ, với phương thức quá độ “rút ngắn” ngay từ những năm cuối thập
niên 80, đầu thập niên 90 thế kỷ XIX.
Nhận xét
Đăng nhận xét