Thời gian qua, một số
tổ chức và cá nhân luôn tìm cách sử dụng vấn đề tôn giáo để chống phá Việt Nam
về dân chủ, nhân quyền.
Một số tổ chức, cá
nhân trên các danh nghĩa khác nhau đã gặp gỡ, tiếp xúc số chức sắc, tín đồ có
tư tưởng cực đoan, quá khích trong các tôn giáo như: Thích Quảng Độ, Thích
Không Tánh (Phật giáo), Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam (Công
giáo), Nguyễn Hồng Quang (Tin lành), Hứa Phi (Cao Đài),...
Vậy hôm nay hãy cùng
Hội chiến sĩ Công an nhân dân nhìn nhận vấn đề nhân quyền trên lĩnh vực tôn
giáo qua lăng kính của pháp luật quốc tế và Việt Nam:
Điều 18 Công ước quốc
tế về các quyền dân sự, chính trị quy định: “Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc
tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần
thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội hoặc
để bảo vệ quyền và tự do cơ bản của người khác”.
Điều 26, Luật của Cộng
hòa Pháp về tách Giáo hội khỏi Nhà nước quy định: “Việc tụ tập để thực hiện các
nghi lễ tôn giáo phải báo cáo và chịu sự kiểm soát của các cơ quan chính quyền
có chức năng gìn giữ trật tự công cộng. Ở những nơi chuyên vào việc thờ tự và
thực hành nghi lễ tôn giáo cấm việc hội họp có tính chất chính trị”.
Luật pháp Cộng hòa Bỉ
quy định trách nhiệm hình sự đối với những giáo sĩ có hành vi và lời nói xúc
phạm tới Chính phủ, luật pháp, sắc lệnh của nhà vua cũng như đối với các hoạt
động của chính quyền.
Ở Cộng hòa Liên bang
Đức, các giám mục Thiên chúa giáo khi nhậm chức phải tuyên thệ: “Tôi xin thề và
hứa sẽ tôn trọng Chính phủ hợp hiến. Chiểu theo nghĩa vụ phải quan tâm tới lợi
ích của Nhà nước Đức trước bất kỳ sự gì khả dĩ tác hại tới lợi ích đó”.
Ở Mỹ, hoạt động của
các tổ chức tôn giáo được quản lý theo luật pháp của các bang. Luật của các
bang quy định về hoạt động tôn giáo có những điểm khác nhau về chi tiết, song
nhìn chung đều dựa trên yêu cầu thống nhất trong toàn liên bang như: Việc đăng
ký thủ tục bắt buộc đối với các tổ chức tôn giáo trong toàn liên bang, lệ phí
phải nộp cho chính quyền về việc đăng ký là 15 đô la; các cơ quan chính quyền
của bang trực tiếp thi hành việc giám sát các hoạt động của các tổ chức tôn
giáo trên địa bàn hành chính của bang. Chỉ sau khi được chính quyền xem xét,
đồng ý cho phép thành lập thì các tổ chức tôn giáo mới được phép hoạt động và
có tư cách pháp nhân.
Tại Việt Nam, quyền tự
do tín ngưỡng tôn giáo của người dân được đảm bảo. Đảng, Nhà nước đã ban hành
nhiều chủ trương, chính sách về tôn giáo. Điều 24, Hiến pháp năm 2013 quy định:
“Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn
giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”.
Điều 3, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy
định: “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi
người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”.
Qua đây có thể thấy,
không thể có quyền tự do tôn giáo tuyệt đối. Xét về bản chất, tôn giáo là một
tổ chức tập hợp những người tin theo một đối tượng tôn thờ, được sắp xếp theo
cơ cấu nhất định. Mọi tổ chức tồn tại, hoạt động trong xã hội đều phải chịu sự
quản lý, giám sát của Nhà nước, tuân thủ quy định của pháp luật. Do vậy, các
tôn giáo phải chịu sự quản lý của Nhà nước, phải chấp hành quy định của pháp
luật.
Nhận xét
Đăng nhận xét