Ông Vũ Thanh Ca (Khoa Môi trường, Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội) nhận định:
Là một người
từng có 6 năm dạy môn Kỹ thuật môi trường sông ở Đại học Saitama, Nhật Bản và
nằm trong nhóm chuyên gia quản lý các hồ chứa khu vực Kanto của Nhật Bản, cũng
như bản thân đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, tôi muốn đóng góp ý kiến để
làm sang tỏ vấn đề “thủy điện có gây thêm lũ?”.
Trong thời
gian vừa qua có rất nhiều ý kiến cho rằng xả lũ của thủy điện là nguyên nhân
gây lũ chồng lũ, làm gia tăng ngập lụt, kéo theo đó là những thiệt hại về người
và của. Có đúng như vậy không?
Việt Nam ta
đã xây dựng nhiều hồ thủy điện, đặc biệt là trong những năm gần đây. Cùng với
việc xây dựng các hồ thủy điện là việc ban hành các văn bản quy phạm pɦáρ luật
về tiêu chuẩn xây dựng cũng như vận hành các hồ chứa. Đặc biệt, Luật Thủy lợi
và Nghị định số 114/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa
nước đã quy định về lập, phê duyệt, công khai và thực hiện quy trình vận hành
hồ chứa trong trường hợp có lũ, như là trường hợp khẩn cấp.
Trong đó,
Luật Thủy lợi quy định trong quá trình thi công, chủ đầu tư xây dựng đập, hồ
chứa nước có trách nhiệm lập phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng
hạ du đập trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước cũng có trách nhiệm lập quy trình vận hành
hồ chứa, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp trình cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt trước khi tích nước và bàn giao cho tổ chức, cá nhân khai
thác, cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi, phòng, chống thiên tai.
Năm 2010,
Nhóm Công tác châu Âu về đập và lũ lụt đã xuất bản một báo cáo đánh giá khả
năng giảm nhẹ lũ lụt của đập và trên cơ sở tính toán về mức độ giảm nhẹ lũ lụt
của tất cả các nước châu Âu đã thấy đập (cả thủy điện, thủy lợi và cấp nước) đã
giúp giảm nhẹ lũ lụt ở tất cả các nước châu Âu. Tuy nhiên, mức độ giảm nhẹ lũ
tùy thuộc vào dung tích hồ và quá trình vận hành hồ. Các hồ lớn, dự báo tốt để
có thể xả nước trước khi lũ lụt sẽ giúp giảm rất nhiều lũ lụt ở hạ du, trong
khi các hồ nhỏ thì hầu như không có khả năng giảm lũ lụt.
Các hồ thủy
điện ở Việt Nam được vận hành theo các quy trình được xây dựng theo chuẩn quốc
tế. Nói chung, quy trình xả lũ của đập thủy điện do các chủ đầu tư xây dựng,
trình phê duyệt có các thông số kỹ thuật khác nhau, nhưng có các điểm chính như
sau.
Mưa vẫn lớn,
lượng nước về hồ khá lớn; nước trong hồ dâng lên vượt một mức nào đó (ngưỡng
thứ nhất, gọi là ngưỡng xả), hồ βắէ đầu xả nước để giảm tốc độ nước dâng trong hồ. Lưu lượng xả
nước tăng theo mực nước trong hồ.
Khi mưa về,
hồ xả nước tới mức “đón lũ”. Gần đây, mức đón lũ được giảm xuống, tùy vào hồ có
chức năng điều tiết lũ hay không.
Khi mực nước
trong hồ đạt tới ngưỡng thứ 2, hồ xả nước với lưu lượng bằng lưu lượng nước về
hồ. Lúc đó có thủy điện hay không có thủy điện lượng nước về hạ lưu vẫn thế,
hay nói cách khác là khi đó, có hồ cũng như không. Thủy điện không xả quá lượng
nước về vì nó vẫn cần tích nước phục vụ phát điện. Nước trong hồ là tài sản của
nó, là tiền nên các nhà quản lý thủy điện không xả bừa bãi để gây ngập lụt ở hạ
du.
Các thủy
điện nhỏ không có chức năng điều tiết lũ nên lượng nước nó xả nhiều nhất đúng
bằng lượng nước vào hồ và do vậy, việc xả lũ không có tác dụng điều tiết lũ
lụt. Điều này cũng đúng như viết trong báo cáo của châu Âu được dẫn ở trên.
Trong thực
tế, các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy thủy điện gây ra nhiều
hệ lụy môi trường, sinh thái và làm gia tăng xói lở bờ biển do chặn dòng bùn
cát chảy ra biển; thủy điện cũng có những nguy cơ gây lũ quét rất lớn nếu đập
bị vỡ; nhưng không có cơ sở khoa học nào để nói thủy điện làm tăng lũ. Nếu
không có đập thủy điện lũ vẫn thế, thậm chí cao hơn. Đối với nhiều trường hợp,
không có hồ thủy điện lũ cao hơn rất nhiều.
Ngày trước,
có thời gian bản thân người viết bài này sống cùng gia đình họ hàng ở ngay bờ, sát
với sông Hồng, chỗ bến Hàm Tử bây giờ. Nhà họ hàng tôi có sắm một cái thuyền
tôn để hàng năm dùng vào mùa lụt. Những năm chưa có đập thủy điện Hòa Bình, năm
nào nước cũng ngập tới lưng nhà, thậm chí ngập đầu người và gia đình đều phải
sơ tán, chỉ để 1 người nằm thuyền trông nhà. Từ khi có đập thủy điện Hòa Bình
thì không còn lũ. Chúng tôi đã chuyển khỏi bờ sông từ rất lâu rồi, nhưng một số
họ hàng tôi vẫn sống ở ngoài đê. Từ khi có đập thủy điện, nhất là trong 15 năm
gần đây nhà họ chưa bao giờ bị lụt.
Quy trình nêu
trên khá rõ ràng, nhưng vẫn có những ý kiến rằng xả lũ đập thủy điện làm tăng
lũ. Vậy hãy làm một thí nghiệm đơn giản để xem thủy điện có làm tăng lũ hay
không?
Ta lấy 1 cái
chậu đang có 1 ít nước, cho một vòi nước vào đó và cho nước chảy vào chậu. Ban đầu
ít nước, nước giữ trong chậu. Sau đó mực nước trong chậu tăng lên, tới lúc
tràn. Đây là xả lũ. Lúc này lượng nước từ vòi vào chậu bằng lượng nước xả ra và
mực nước trong chậu không đổi. Thủy điện là cái chậu đó. Cái chậu đó tích được
thêm 1 ít nước, nhưng không sinh thêm ra nước để đổ ra ngoài. Nếu phía cuối sân
có chỗ trũng thì rõ ràng là nước chảy qua chậu sẽ gây ngập ít hơn ở chỗ này so
với nước xả trực tiếp ra sân.
Có người nói
rằng xây đập thủy điện sẽ gây phá rừng. Nếu quản lý tốt thì phần diện tích rừng
bị phá chỉ là lòng hồ và một phần rừng bị phá để làm đường sá và các công trình
phục vụ thủy điện. Ta hãy đánh giá xem tác hạicủa việc phá rừng lòng hồ tới lũ
lụt như thế nào thông qua giải thích như dưới đây.
Thông
thường, tùy vào điều kiện đất (trước đó có mưa hay không mà đất có bị ướt hay
không), đất, hang hốc và lá, cành cây chỉ giữ được một lượng nước không lớn.
Rất khó tính toán chính xác lượng nước này nhưng cứ tạm cho một giá trị cực kỳ
lớn, khoảng chừng 20 cm hoặc 200 mm. Vậy nước còn lại sẽ chảy về xuôi gây lụt.
Nếu lượng mưa là 700 mm thì lượng chảy về xuôi là 500 mm. Mặt khác, như đã nêu
trên, mực nước đón lũ trong hồ thấp hơn mực nước xả lũ it nhất tới 4m. Vậy mặt
hồ chứa ít nhất được 4m nước và mặt đất chứa được tối đa 0,2m nước. Nhiều hồ
lớn, như thủy điện A Vương, chứa được 14 m nước. Như vậy phá rừng lòng hồ có
làm gia tăng lũ lụt không? Tất nhiên là không!
Như vậy, các
đập thủy điện đúng là tác động môi trường cực lớn, nhưng không làm tăng rủi ro
lũ lụt.
Hiện nay,
Việt Nam đã xây dựng một hệ thống văn bản quy phạm pɦáρ luật khá hoàn chỉnh để
đảm bảo vận hành một cách an toàn và hiệu quả các hồ chứa. Tuy vậy, các cơ quan
quản lý nhà nước ở các cấp trung ương và địa phương phải nỗ lực tổ chức thực
hiện, đảm bảo các đập thủy điện được thiết kế và xây dựng phù hợp, an toàn; các
đập và hồ được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên và có quy trình vận hành được
các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định để đảm bảo an toàn và hiệu quả
như các mục tiêu thiết kế đề ra để góp phần giảm thiểu lũ lụt và tác hạicủa lũ
lụt, cũng như ngăn ngừa sự cố môi trường do vỡ đập.
Báo cáo của
châu Âu mà tôi dẫn ở trên cũng cho thấy các hồ chứa chỉ có khả năng giảm lũ,
lụt nhưng không có khả năng loại trừ hoàn toàn lũ, lụt. Nếu mưa lớn, hồ chứa
không đủ sức điều tiết thì lũ lụt vẫn xảy ra. Hơn nữa, nếu hồ chứa không được
xây dựng đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, có khả năng đập bị vỡ gây ra thảm họa
khôn lường.
Một thí dụ
về một nước phát triển nhưng vẫn có nhiều người chết do vỡ đê, sạt lở đất, lũ
quét là Nhật Bản. Nhật Bản là một nước đã xây dựng được những con đê, những
sườn núi xây bê tông cực kỳ hiện đại để chặn lở đất cũng như một hệ thống hạ
tầng cứu hộ mà ít quốc gia trên thế giới có được. Tuy vậy, hằng năm Nhật vẫn có
khá nhiều người chết vì sạt lở núi, vỡ đê, lũ lụt và lũ quét, chứng tỏ sức tàn
phá của lũ kinh khủng ra sao. Thí dụ, cơn bão Hagibis quét qua Nhật Bản vào
tháng 10 năm 2019 làm chết 10 người do lũ lụt và sạt lở đất. Đặc biệt, trận mưa
tháng 7 năm 2018 ở Nhật đã làm chết 225 người, mất tích 13 người cũng do lũ lụt
và sạt lở đất.
Cần chú ý là
việc xây dựng các hồ chứa luôn kèm theo việc xây dựng một hệ thống hạ tầng đính
kèm, bao gồm nhà quản lý, biến áp, đường sá cũng như có thể yêu cầu bố trí quỹ
đất để tái định cư. Việc này sẽ gây ra phá rừng và do vậy làm gia tăng lũ lụt.
Ngoài ra, việc san đồi núi tạo các mặt bằng xây dựng có thể làm gia tăng mức độ
bất ổn định của các khối đất đá, làm gia tăng khả năng trượt lở đất và gây
những thiệt hại về người và của. Tuy vậy, cần nhấn mạnh rằng, hiện nay phát
triển hệ thống hạ tầng giao thông cần được thực hiện ở các vùng núi cao; như
vậy việc xây dựng đường của các thủy điện có thể coi một phần là đóng góp phát
triển kinh tế – xã hội. Do vậy, cần nghiên cứu đánh giá các tác động tích cực
và tiêu cực của việc xây dựng hạ tầng thủy điện và có biện pɦáρ quản lý phù
hợp.
Do những tác
động môi trường của thủy điện, tôi không ủng hộ thủy điện và nếu được chọn thì
tôi sẽ theo làm theo cách của Mỹ, phá thủy điện cũ đi, không xây thêm thủy điện
mới mà chỉ phát triển nhiệt điện và các dạng năng lượng khác.
Tuy nhiên,
đặt điều đó ra với Việt Nam rất khó khăn. Phát triển kinh tế mà giảm tiêu thụ
điện là một chuyện chỉ có trong tưởng tượng. Ở Việt Nam hiện nay, do biến đổi
khí hậu, ngay cả các gia đinh có điều kiện ỏ nông thôn cũng dùng điều hòa nhiệt
độ vào mùa hè. Hơn nữa, kinh tế càng phát triển thì càng cần nhiều điện hơn nên
năng lượng càng ngày càng thiếu. Do vậy, dù thế nào ta vẫn phải tiếp tục phát
triển năng lượng. Vấn đề chỉ là phát triển sao cho hiệu quả và gây ít tác động
tới môi trường, kinh tế – xã hội nhất.
Nhận xét
Đăng nhận xét