Chuyển đến nội dung chính

Rừng bị TÀN PHÁ – nhưng ai phá, phá thế nào, giải pháp khắc phục thì chẳng thấy mấy người nói

          Nhà thơ Tố Hữu khái quát: “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Có lần ra họp Trung ương Tố Hữu nói với Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, câu thơ đó ông lấy cảm hứng từ chiến dịch Việt Bắc, thời kháng chiến chống Pháρ.

          Nói là “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” là nói đến giá trị của rừng, biết lợi dụng rừng để ngụy trang, cất giấu lực lượng che mắt đối phương và tung ra những đòn đánh bất ngờ mà địch khó xác định phương hướng khi tập kích, bao vây giặc, chở che bộ đội ta.

          Nói thế để biết là rừng vô cùng quan trọng! thế nhưng hiện nay ở nước ta chủ yếu là rừng khộp nghèo, rừng nguyên sinh bị khai thác cạn kiệt, lâm sản nghèo nàn, một số loài động vật, quý hiếm bị tuyệt chủng! mỗi mùa mưa lũ về, câu cửa miệng của rất nhiều người là “do phá rừng và khai thác cạn kiệt tài nguyên”. Đồng ý vì đây là một trong những nguyên nhân gây sạt lở đất, lũ lụt, ảnh hưởng tiêu cực đến việc thay đổi thời tiết khí hậu. Thế nhưng rừng do ai phá, phá như thế nào, giải pháρ khắc phục thì chẳng thấy mấy người nói.

          Thời chống Mỹ cứu nước, nếu không có những cánh rừng nguyên sinh trùng điệp thì việc “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” của dân tộc ta chắc chắn sẽ gặp muôn vàn khó khăn gian khổ, rừng chính là chiến hào vững chắc nhất, lá chắn vững vàng để giúp chúng ta ngụy trang, là cơ sở để những chuyến xe vào Nam thuận lợi.

          Iraq khi đối đầu với Hoa Kỳ và đồng minh và thất bại nhanh chóng, bởi chiến trường là những bãi sa mạc mênh mông, v.ũ k.h.í công nghệ cao, hỏa lực mạnh của Mỹ phát huy tối đa tác dụng; thế nhưng 20 năm trường, người Mỹ không thể chiến thắng được dân tộc ta, trong đó, rừng và địa hình có nhiều sông, suối…là yếu tố địa lợi góp phần không nhỏ giúp chúng ta khuất phục kẻ thù.

          Nhiều người hay nói “kiểm lâm, lâm trường tiếp tay cho lâm tặc”, nói thế là chủ quan, vì bản thân họ không tự vào rừng để khai thác, mà trực tiếp tàn phá rừng chính là một bộ phận không nhỏ nhân dân Việt Nam.

          Cán bộ kiểm lâm tiếp tay cho lâm tặc là có, nhiều vụ án đã đưa ra ánh sáng, vậy nhưng nếu người dân ý thức thật sự cao, vì cộng đồng thì tại sao không tố cáo họ để xử lý theo quy định của pháρ luật? Các bạn không mua chuộc, hối lộ cán bộ kiểm lâm, lâm trường thì họ nhận hối lộ để tiếp tay cho lâm tặc từ đâu?

          Dân số phát triển nhanh, nhu cầu sử dụng gỗ trong dân rất lớn, theo đó việc chặt phá rừng làm nương rẫy, du canh du cư, làm nhà ở hay xây biệt phủ và các công trình kiến thiết, các doanh nghiệp khai thác, chế biến và kinh doanh gỗ cũng theo đó mà nở rộ như lộc đầu xuân.

          Rừng Việt Nam cạn kiệt chủ yếu là do chính nhân dân Việt Nam tàn phá (tất nhiên không phải ai là người Việt Nam đều phá rừng), chứ đừng đổ lỗi cho riêng ai. Đương nhiên là trong kháng chiến, đế quốc Mỹ rải chất độc hóa học, và βσɱ đạn đã hủy hoại hàng triệu héc ta rừng, số còn lại thì do chính người Việt Nam ta phá và giờ đây đang đổ lỗi cho nhau.

          Nhiều người làm nhà toàn bằng gỗ, họ mua trôi ňổi ngoài thị trường, không có nguồn gốc rõ ràng, vậy đó có phải là tiếp tay cho phá rừng. Đừng ngồi ở sập gụ, tủ chè, nhà cột, nền lát gỗ quý mà luận chuyện tiếp tay cho phá rừng.

          Đảng và nhà nước ta luôn đưa ra chủ trương, chính sách đúng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Thế nhưng, rừng vẫn bị khai thác một cách vô tội vạ. Lỗi trước hết thuộc về công tác quản lý lỏng lẻo của cơ quan quản lý nhà nước ở các địa phương, lực lượng kiểm lâm, các chủ rừng được giao quản lý, bảo vệ.

          Thế nhưng, theo tôi nguyên nhân chính là do ý thức của người dân vì suy cho cùng thì kiểm lâm và các chủ rừng chỉ là lực lượng nòng cốt trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, trách nhiệm chung vẫn là của cả toàn dân. Nói ra thì có người lại cho là sính ngoại, thế nhưng rõ ràng là ý thức trong việc bảo vệ rừng của chúng ta còn lâu mới so sánh được với người Âu, Mỹ, ở đó ý thức bảo vệ rừng và động vật hoang dã rất cao.

          Việc lợi dụng trồng rừng cao su, làm thủy điện để cho các doanh nghiệp thừa cơ tàn phá nhiều rừng là có. Cụ thể là việc Ông Phạm Thế Dũng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã giao gần 5.000ha đất ngoài quy hoạch cho 29/52 doanh nghiệp thuê đất để trồng cao su trong năm 2010 – 2011, vi phạm khoản 1, điều 31, Luật Đất đai, đã bị Trung ương xử lý, là ví dụ điển hình.

          Tóm lại, việc để ɱấէ rừng có nhiều nguyên nhân, khách quan có, chủ quan có nhưng chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan. Cần nhìn nhận đúng bản chất của vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau chứ không nên chỉ đổ lỗi cho nhà nước, vì chẳng nhà nước nào cổ súy cho việc tàn phá rừng, hủy hoại môi trường.

          Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm chung của toàn xã hội chứ không riêng lực lượng nào cả. Việc khôi phục rừng tự nhiên là có cơ sở, những cánh rừng khộp nghèo sẽ phát triển nếu chúng ta không tiếp tục tận diệt nó./.

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tâm sự của một người bỏ đạo Thiên chúa

Đề tài công giáo xưa nay gây tranh cãi rất nhiều trên toàn thế giới. Nhưng người Công giáo trên thế giới rất đông đảo và cuồng tín nên ít ai dám đụng chạm. Thời gian đầu, mỗi tuần tôi đi lễ 1 buổi, nhưng với tính cách không tin tâm linh cho lắm nên khi đi lễ chả hiểu cái gì, nó cứ hao hao nhau, không có gì mới so với ngày lễ trước đó. Đã thế đôi khi lễ 2 tiếng còn chưa xong, quỳ , đứng, ngồi rất mệt mỏi. Chỉ toàn nghe đọc và hát ca ngợi Chúa, nhưng khi mình tìm hiểu thì sự thật mới thấy Thiên chúa giáo. Mỗi tuần bảy ngày mà y chang nhau thì ai mà chịu cho nỗi.  Cái khó chịu của đạo Công giáo là ngoài phần giảng đạo tẻ nhạt thì ngày nghỉ bắt buộc quá nhiều. Chủ nhật, lễ thánh này thánh nọ, lễ này lễ kia, rồi kiêng đủ thứ khiến cho công việc bị ảnh hưởng ghê gớm. Sơ sơ 1 năm cũng mất trên 70 ngày không đi làm được, mà nông dân như tôi không đi làm thì lấy gì mà nuôi gia đình. Ăn chay của Công giáo cũng rất lạ. Thịt gà thì cấm ăn nhưng trứng thì ăn được, cá cũng ăn được, nhưng kẹo

LUẬN ĐIỆU ĐẾN HẸN LẠI LÊN CỦA ĐÁM KHỦNG BỐ

               Vào tháng 2, tháng 3-2001, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu trên địa bàn Tây Nguyên bị bọn phản động lưu vong FULRO và các thế lực thù địch xúi giục, lôi kéo, đã tham gia tụ tập đông người, gây rối, biểu tình, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó có người dân làng Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Bưh, tỉnh Gia Lai. Sau này được chính quyền và các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận đông, bà con đã nhận ra việc làm sai trái, đã cam kết không tái phạm,không nghe theo lời kẻ xấu. Vậy nhưng, ở chiều ngược lại, những kẻ lưu vong ở nước ngoài, đến hẹn lại lên đưa ra những luận điệu vu khống, xuyên tạc bản chất sự việc. Mới đây nhất, Tổ chức phản động “Người thượng vì công lý” vừa đăng hình ảnh kèm theo nội dung: “Ngày 10 tháng 03 năm 2001, chính quyền công an, bộ đội đã tấn công bao vây người dân Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai và chính quyền đã ra lệnh đốt phá nhà thờ và bắt tất cả các lãnh đạo của nhà thờ, tấn công dân làng bằng vũ kh.í..làm ít n

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN VẪN ĐANG ĐỂ CHU MỘNG LONG NHỞN NHƠ ĐẾN VẬY?

Những ngày qua, hàng ngàn cán bộ chiến sỹ các LLVT Quân khu 4, Cảnh sát biển, Cảnh sát PCCC, Công an, Biên phòng trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh cùng hàng ngàn người dân và lực lượng, tổ chức đoàn thể đoàn kết, nỗ lực liên tục chiến đấu với giặc lửa ở các huyện Nghi Xuân, Hương Sơn, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), đặc biệt là di sản rừng nguyên sinh ở Núi Xuân Lĩnh, Hồng Lĩnh - một trong 99 ngọn núi Hồng huyền thoại, linh kiệt tọa lạc trên dòng sông Lam thơ mộng của vùng đất xứ Nghệ yêu thương, địa linh nhân kiệt. Trong cuộc chiến cam go ấy, tinh thần, trách nhiệm, lòng người, sự tương thân, tương ái, những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam lại dâng lên, cả nước hướng về vùng đất này với những cảm xúc xót thương dâng trào trong cơn giặc lửa khủng khiếp, thì ông Chu Mộng Long, giảng viên Đại học Quy Nhơn, Bình Định lại hả hê thả stt trên facebook cá nhân rằng: "rừng cháy đáng chửi chứ sao lại khóc.... N