Hiện nay, dư luận đang
xôn xao trước Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo mới được công
bố. Theo đó thì từ ngày 11/1/2021, các cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ cần có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp lễ,
tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt
động văn hóa, nghệ thuật.
Mới nghe thì tưởng như
sắp được tự do đốt pháo hoa đến nơi, không còn bị cấm như các năm trước nữa,
thậm chí nhiều người đã lên kế hoạch để “đêm giao thừa năm nay, sáng hơn ban
ngày”. Tuy nhiên, có một số điểm cần lưu ý nếu không hiểu đúng về khái niệm đâu
là “pháo hoa” và đâu là “pháo hoa nổ”, đâu là hành vi được phép, đâu là hành vi
bị cấm và thậm chí cái giá của sự thiếu hiểu biết có thể lên đến 10 năm tù với
hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm.
Cụ thể là, Nghị định
CHỈ GIỚI HẠN Ở VIỆC SỬ DỤNG “PHÁO HOA” (là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ
công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc
điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, KHÔNG
GÂY RA TIẾNG NỔ) như những loại que khi đốt phát ra các tia sáng hay nến khi
châm lửa sẽ phụt ra các loại tia sáng đủ màu sắc thường được bán kèm trong các
tiệm bánh sinh nhật hoặc các loại pháo bông được sử dụng phát sáng, làm hiệu
ứng trong các đám cưới hay hội nghị. Còn các loại pháo hoa mà khi đốt phát ra
tiếng nổ (còn gọi là “PHÁO NỔ”) hoặc phát ra hiệu ứng màu sắc trong không gian
(gọi là “PHÁO HOA NỔ”) vẫn BỊ CẤM SỬ DỤNG, trừ các trường hợp được quy định tại
nghị định.
Ngoài ra, Nghị định
cũng nêu rõ người dân CHỈ ĐƯỢC MUA PHÁO HOA TẠI CÁC TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP ĐƯỢC
PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH PHÁO HOA (theo khoản 2, điều 14 của nghị định, chỉ tổ
chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng mới được kinh doanh pháo hoa). Việc sản
xuất, buôn bán, tàng trữ, sử dụng các loại “pháo nổ”, “pháo hoa nổ” trái phép,
trôi nổi trên thị trường, không có nguồn gốc, xuất xứ vẫn là trái pháp luật;
nhẹ thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, nặng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về hành vi sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển hàng cấm hoặc tội gây
rối trật tự công cộng với mức hình phạt có thể lên đến 10 năm tù.
Có thể thấy, thời điểm
Nghị định 137/2020 có hiệu lực khá “nhạy cảm”, bởi khi đó đúng vào dịp gần đến
Tết Nguyên đán. Đây là dịp rất nhiều gia đình có nhu cầu đốt pháo hoa. Chính vì
vậy, nghị định được ban hành đã tạo nên sự phấn kích của dư luận. Tuy nhiên,
điều này sẽ rất nguy hiểm nếu người dân không hiểu đúng và phân biệt giữa pháo
hoa và pháo hoa nổ. Vì vậy chúng ta cần nghiên cứu kỹ quy định của pháp luật để
tránh bị “mời lên phường” uống trà vào dịp đầu năm, Tết đến.
Nhận xét
Đăng nhận xét