Chuyển đến nội dung chính

“Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”

          "Thiện căn ở tại lòng ta/Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"Câu thơ nhói lên trong đoạn kết "Truyện . Kiều" dường như đã gói lại tâm can của Nguyễn Du về thân phận nàng Kiều mà cũng là triết lý về cuộc sống của ông. Thiện căn, cái tâm là bản chất của con người, sứ mệnh của văn chương muôn đời làm phát sáng bản chất đó.

          Đọc "Truyện Kiều", ta càng hiểu chữ tâm là cốt lõi của tình yêu thương, của tinh thần, khí phách con người Việt Nam truyền từ đời này sang đời khác trong đủ mọi tầng lớp nhân dân. Không có chữ tâm, người dân không biết sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau, không thể xả thân vì nghĩa. Không có chữ tâm, các bậc minh quân, tướng tài, quan lại thanh liêm không hiểu thấu lòng dân, không nhìn ra sức mạnh trong dân, không có chí khí vì nước, vì dân. Bà Trưng Trắc đã nguyện ước “dựng lại nghiệp xưa họ Hùng”. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn khẳng định: “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ m  ình vì nước đời nào không có?” và ông để lại lời răn giữ nước: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”. Trước Nguyễn Du, nhà văn hóa lớn-anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi đã một lòng mong mỏi: “Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”; “khiến cho trong thôn cùng xóm vắng không có một tiếng hờn giận oán sầu”...

          Ông cha ta đã tổng kết: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Không phải chỉ là người có tài mà phải là hiền tài-những người có tâm, có chí, có đức, có tài, những người tử tế (một nghĩa của chữ hiền) mới tạo nên nguyên khí quốc gia.

          Ở thời đại của chúng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh răn dạy từ người cán bộ đến mọi công dân, học sinh, sinh viên phải rèn luyện, phấn đấu để có “hồng” và có “chuyên”, vừa “hồng” vừa “chuyên”. Theo Người, cán bộ phải có đức và có tài. Nếu có tài mà không có đức, cái tài không những không hướng tới đích làm lợi cho dân, cho nước mà thậm chí trở thành có hại. Lớp lớp đồng chí, đồng bào ta theo Đảng và Bác Hồ mà trở nên những người lãnh đạo, những tướng lĩnh, cán bộ có tâm, có tài, có tài-đức vẹn toàn, văn-võ song toàn.

          Ngày nay, khi cơ đồ đất nước mở ra rạng rỡ, vì sao Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ vẫn phải nhắc đến câu thơ trong "Truyện Kiều": Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài? Thời kỳ đổi mới toàn diện, mạnh mẽ, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, thời đại công nghiệp 4.0 cần tài năng, cần người tài khôn kể.        Chúng ta đã có nhiều kế sách để tạo đột phá chiến lược đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Chúng ta đã liên tục bồi dưỡng, giám sát, kiểm tra, chỉnh đốn và xử lý, loại thải để Đảng, bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn trong sạch, vững mạnh. Vậy nhưng vẫn có những người đánh mất cái tâm trong sáng nên chút tài năng họ có đã đi chệch hướng, trở thành có hại, thành sâu mọt đục khoét, thành tác nhân hủy hoại lòng tin.

          Mới thấy niềm khắc khoải thương người của Nguyễn Du cứ làm chúng ta day dứt. Day dứt suy nghĩ và hành động. Bởi tâm hồn Việt chứa đựng trong "Truyện Kiều" cứ mãi tỏa sáng; bởi “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn”, mạch nguồn chữ tâm của dân tộc là không ngừng tuôn chảy.

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tâm sự của một người bỏ đạo Thiên chúa

Đề tài công giáo xưa nay gây tranh cãi rất nhiều trên toàn thế giới. Nhưng người Công giáo trên thế giới rất đông đảo và cuồng tín nên ít ai dám đụng chạm. Thời gian đầu, mỗi tuần tôi đi lễ 1 buổi, nhưng với tính cách không tin tâm linh cho lắm nên khi đi lễ chả hiểu cái gì, nó cứ hao hao nhau, không có gì mới so với ngày lễ trước đó. Đã thế đôi khi lễ 2 tiếng còn chưa xong, quỳ , đứng, ngồi rất mệt mỏi. Chỉ toàn nghe đọc và hát ca ngợi Chúa, nhưng khi mình tìm hiểu thì sự thật mới thấy Thiên chúa giáo. Mỗi tuần bảy ngày mà y chang nhau thì ai mà chịu cho nỗi.  Cái khó chịu của đạo Công giáo là ngoài phần giảng đạo tẻ nhạt thì ngày nghỉ bắt buộc quá nhiều. Chủ nhật, lễ thánh này thánh nọ, lễ này lễ kia, rồi kiêng đủ thứ khiến cho công việc bị ảnh hưởng ghê gớm. Sơ sơ 1 năm cũng mất trên 70 ngày không đi làm được, mà nông dân như tôi không đi làm thì lấy gì mà nuôi gia đình. Ăn chay của Công giáo cũng rất lạ. Thịt gà thì cấm ăn nhưng trứng thì ăn được, cá cũng ăn được, nhưng kẹo

LUẬN ĐIỆU ĐẾN HẸN LẠI LÊN CỦA ĐÁM KHỦNG BỐ

               Vào tháng 2, tháng 3-2001, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu trên địa bàn Tây Nguyên bị bọn phản động lưu vong FULRO và các thế lực thù địch xúi giục, lôi kéo, đã tham gia tụ tập đông người, gây rối, biểu tình, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó có người dân làng Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Bưh, tỉnh Gia Lai. Sau này được chính quyền và các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận đông, bà con đã nhận ra việc làm sai trái, đã cam kết không tái phạm,không nghe theo lời kẻ xấu. Vậy nhưng, ở chiều ngược lại, những kẻ lưu vong ở nước ngoài, đến hẹn lại lên đưa ra những luận điệu vu khống, xuyên tạc bản chất sự việc. Mới đây nhất, Tổ chức phản động “Người thượng vì công lý” vừa đăng hình ảnh kèm theo nội dung: “Ngày 10 tháng 03 năm 2001, chính quyền công an, bộ đội đã tấn công bao vây người dân Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai và chính quyền đã ra lệnh đốt phá nhà thờ và bắt tất cả các lãnh đạo của nhà thờ, tấn công dân làng bằng vũ kh.í..làm ít n

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN VẪN ĐANG ĐỂ CHU MỘNG LONG NHỞN NHƠ ĐẾN VẬY?

Những ngày qua, hàng ngàn cán bộ chiến sỹ các LLVT Quân khu 4, Cảnh sát biển, Cảnh sát PCCC, Công an, Biên phòng trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh cùng hàng ngàn người dân và lực lượng, tổ chức đoàn thể đoàn kết, nỗ lực liên tục chiến đấu với giặc lửa ở các huyện Nghi Xuân, Hương Sơn, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), đặc biệt là di sản rừng nguyên sinh ở Núi Xuân Lĩnh, Hồng Lĩnh - một trong 99 ngọn núi Hồng huyền thoại, linh kiệt tọa lạc trên dòng sông Lam thơ mộng của vùng đất xứ Nghệ yêu thương, địa linh nhân kiệt. Trong cuộc chiến cam go ấy, tinh thần, trách nhiệm, lòng người, sự tương thân, tương ái, những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam lại dâng lên, cả nước hướng về vùng đất này với những cảm xúc xót thương dâng trào trong cơn giặc lửa khủng khiếp, thì ông Chu Mộng Long, giảng viên Đại học Quy Nhơn, Bình Định lại hả hê thả stt trên facebook cá nhân rằng: "rừng cháy đáng chửi chứ sao lại khóc.... N