Có một hiện trạng tương đối nhức mắt, là dường như người Trung Quốc đang cố gắng “nhồi” đường lưỡi bò vào những sản phẩm giải trí, từ phim ảnh, trò chơi điện tử, đến sách báo… Và những ngôi sao giải trí của Trung Quốc cũng rất “ưa thích” việc chia sẻ đường lưỡi bò.
Nghệ thuật là không biên giới, việc
hướng đến cái đẹp là việc mà mỗi cá nhân bình thường đều thích thú. Nhưng cũng
chính vì vậy, nghệ thuật lại trở thành một mặt trận để tuyên truyền và mỗi ngôi
sao dễ dàng dùng sức ảnh hưởng để khuếch đại tư tưởng tư tưởng tuyên truyền.
Vậy tâm thế của chúng ta khi nhìn về
sự việc trên là gì? Hầu hết, đó là những phản ứng lên án, phẫn nộ, bức xúc.
Nhưng cũng có ý kiến, bao biện cho những hành động trên, là những ngôi sao Trung
Quốc bị chính quyền Trung Quốc bắt ép chia sẻ, nếu không làm theo sẽ bị phong sát, cấm biểu diễn, chèn ép. Đó chỉ là một
thuyết âm mưu nông cạn chẳng bao giờ được chứng minh, chỉ có một sự thực là
những người này đã làm tổn hại chủ quyền Việt Nam.
Với tư cách một công dân cống hiến cho
đất nước của họ thì những hành động trên không hề sai, mà còn đáng hoan nghênh
và học hỏi.
Ngoài vấn đề về chủ quyền, dàn ngôi
sao Trung Quốc còn lên tiếng ở rất nhiều các vấn đề khác, cả về çhính trị, xã hội, dân tộc, kinh tế… như vụ
việc lên án biểu tình Hong Kong, chỉ trích việc Đài Loan đòi ly khai, kêu gọi
các dân tộc miền núi Trung Quốc đoàn kết, lên tiếng ủng hộ sản phẩm Trung Quốc
trong giai đoạn çhiến tranh thương mại… Chưa
có căn cứ nào cho thấy những ngôi sao này bị “ép”, nhưng chắc chắn một điều
rằng, những ngôi sao này đều tình nguyện làm nhằm hiện thực hóa “giấc mơ Trung
Hoa vĩ đại”.
Còn nói về sao Việt, thì sao?
Nhưng, cũng có những sao Việt, mà đôi
khi, người hâm mộ phải bó tay trước những gì mà họ làm, rồi lắc đầu ngán ngẩm.
Có khá nhiều sao Việt đã có những động
thái “phản pháo” những đồng nghiệp ở Trung Quốc về vấn đề đường lưỡi bò, đó là
Sơn Tùng MTP, Phạm Hương, Thu Minh, Lam Trường, Hòa Minzy… Một số ngôi sao khác
như Đen Vâu, Rhymastic, Hà Anh Tuấn… có nhiều hoạt động truyền tải tình yêu Tổ
Quốc, như tình nguyện, từ thiện. Nói một cách công tâm, thì có một bộ phận sao
Việt rất có ý thức, trách nhiệm với cộng đồng và đất nước.
Trong đợt đại dịch vừa qua, có một vài
ngôi sao đã lan truyền những thông tin thất thiệt về dịch bệnh, như nơi này có
ổ dịch bùng phát, có người ŧhiệt ɱạng ở chỗ kia, và hệ
quả là khiến cả cộng đồng rúng động và lo šợ. Sau đó, cái kết là “sủi kèo”,
lặng lẽ xóa bài và lên cơ quan chức năng đóng phạt. Nhưng so với thu nhập và
lượng tương tác họ thu được, xem ra vài triệu đồng là một cái giá xem ra hoàn
toàn có thể chấp nhận được.
Có người bảo vệ chủ quyền dân tộc, thì
cũng có người mặc kệ. Có người chia sẻ, viết bài, thì cũng có người lặng lẽ xóa
bài. Có nhiều người đem bản đồ Việt ra quốc tế, nhưng cũng có người “ém” bản đồ
Việt vì muốn tăng doanh thu quốc tế. Thị trường trong nước là cái móng, cái
móng phải vững đã rồi hãy nghĩ đến chuyện ra ngoài. Móng không vững, ra ngoài
sao được?
Tại một vụ việc khác, như đợt biểu
tình Hong Kong vào giữa năm trước, nhiều ngôi sao đã chia sẻ, khóc thương cho
những sinh viên “yêu nước” và tranh thủ “đá đểu” Việt Nam, muốn “cách mạng” gì
đó. Năm 2018, nhiều sao Việt lên tiếng phản đối luật đặc khu và luật an ninh
mạng, thậm chí còn có những ngôi từ kích động việc tuần hành, biểu tình. Nếu
hiểu đúng rồi lên tiếng thì không có sao, nhưng nhiều sao Việt lại rất ngây ngô
về mặt çhính trị, nhận thức sai, lại
còn cổ súy bạo lực, suy nghĩ cực đoan, truyền tải thông tin sai lệch, thì chịu
cứng rồi.
Có những ngôi sao truyền cảm hứng tích
cực trong công tác phòng chống dịch bệnh, thì có những ngôi sao lại “bóp” cơ
quan chức năng và nhân dân. Vừa chống dịch, vừa phải lo xử lý hậu quả truyền
thông mà những ngôi sao gây ra, đã không làm được gì hay ho, lại khiến người
khác phải khổ.
Vừa rồi, qua vụ việc Duy Nguyễn, nhiều
nghệ sĩ cho thấy dường như họ đã thách thức pháρ luật, tiến hành đấu tố, dọa
nạt người khác trên xã hội. Ňgay trong mùa dịch, lại còn kêu gọi tụ tập đông
người, livestream chèn quảng cáo, rồi đe dọa tung thông tin người khác lên
mạng… Và hệ quả là dắt mũi một đám người thiểu biết đến hủy hoại tài sản của
người khác.
Phải chăng do người hâm mộ quá dễ dãi
hay do chế tài quản lý và xử phạt chưa đủ nghiêm minh? Hay do chính những người
nghệ sĩ, đam mê quyền lực mạng, muốn kiếm tương tác bẩn, muốn kiếm tiền bằng
mọi giá hay trình độ của một số nghệ sĩ có giới hạn?
Trách nhiệm của người nghệ sĩ là gì?
Trước tiên, là cống hiến cho nghệ thuật nước nhà, thứ hai là là làm đúng trách
nhiệm của một công dân. Nói thì bảo so sánh, nhưng nhiều nghệ sĩ Việt, cần phải
nhìn sang đồng nghiệp nước bạn, học hỏi về về thái độ , văn hóa ứng xử.
Dĩ nhiên, quyền tự do ngôn luận là một
quyền hợp pháρ của tất cả mọi người, nhưng tự do ngôn luận không có nghĩa là
muốn nói gì cũng được. Các ngôi sao không phải là người bình thường, vì họ có
hàng trăm ngàn, hàng triệu người theo dõi, chỉ một phát ngôn nhỏ của họ thôi
cũng có tác động rất lớn đến quan điểm của quần chúng và người hâm mộ.
“Ca sĩ, MC, diễn viên… kiếm tiền mua
vui cho đời. Chú nghĩa đó là nghĩa vụ to lớn nhất rồi” – Trích từ một ai đó
không tiện nêu tên.
Nhận xét
Đăng nhận xét