Mới đây một đoạn clip được chia sẻ trên MXH ghi lại sự việc một nam sinh tức tối khi bị cô giáo thu điện thoại trong giờ học. Cậu này lớn tiếng chửi bậy, yêu cầu cô trả đồ, đồng thời lao lên bục giảng, giật chiếc điện thoại trên bàn và tát thẳng vào mặt cô giáo. Sự việc khiến ai cũng phải sững sờ, kinh ngạc và hết sức phẫn nộ (có thể từ 05/2020).
Nhưng với những
gì liên quan đến nạn học đường đã và đang diễn ra, chúng ta thật sự lo lắng khi
tư duy đạo đức xã hội xuống cấp! Thử hỏi tại sao đất nước thì ngày càng phát
triển, còn đạo đức xã hội thì ngược lại. Nguyên nhân từ đâu?
Cần khẳng định rằng, sự hư hỏng của trẻ em không thể thoát ly
vai trò, trách nhiệm của người lớn, đặc biệt, tấm gương của các vị lãnh đạo,
thầy cô giáo và các bậc phụ huynh… do đó, để giúp các em trở thành một người có
nhân cách, việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội là hết sức quan
trọng. Đặc biệt trong giáo dục - đào tạo, dạy chữ rất quan trọng nhưng dạy trẻ
làm người còn quan trọng hơn gấp nhiều lần!
Sinh thời Bác Hồ
từng nói: "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà
nên". Không phải ngẫu nhiên mà trong hầu hết các trường học đều có câu
“Tiên học lễ, hậu học văn”, nghĩa là học sinh phải học Lễ nghĩa trước, sau đó
mới học Văn hóa.
Nhìn thẳng sự
thật, ta thấy thời gian qua Bộ GD&ĐT cứ hết cải tiến, cải cách để rồi gần
như buông lỏng 2 chữ "giáo dục" mà chỉ lao vào đầu tư cho 2 chữ
"đào tạo". Nhà nhà đào tạo "Thủ tướng", người người đào tạo
"Bộ trưởng", trẻ mầm non đã luyện bảng cửu chương và nói tiếng nước
ngoài như gió để thi tuyển đầu vào cấp 1, lên cấp hai thì phải giỏi văn, toán,
ngoại ngữ với thang điểm tuyệt đối, vào cấp 3 thì thuộc sử Tây, Mẽo, Hàn… như
chính mình được sinh ra và lớn lên ở đó, chẳng mảy may suy nghĩ tại sao cha ông
ta phải đổ máu để giành độc lập dân tộc, không ít kẻ còn cầm cờ tham gia biểu
tình, gây rối trật tự an ninh, đập phá bàn thờ tổ tiên để treo lên đó các
thánh, chúa đâu đâu!
Con người khác
động vật là vì có cảm xúc và biết cảm nhận cảm xúc, thể hiện cảm xúc với nhiều
cách thức khác nhau. Song, nếu ta cứ tiếp tục tiến hóa theo cách mà mấy năm nay
qua xu hướng của giáo dục đang đi thì chẳng mấy chốc thế hệ mai sau trở thành
những con robot vô cảm, thiếu lòng tự tôn dân tộc, sống vị kỷ cá nhân, dẫm đạp
lên cả pháp luật và đạo đức xã hội.
Mục tiêu GDPT là
nhằm phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng
cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành
nhân cách con người Việt Nam XHCN và trách nhiệm của công dân. Giáo dục là vũ
khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới.
Cú tát của đứa
học trò vào mặt cô giáo đang đứng trên bục giảng làm cho ta quá đau đớn! Đã đến
lúc ngành giáo dục - đào tạo cần phải có những thay đổi, “sản phẩm” đào tạo
phải thay đổi, các bậc học phải tìm ra khiếm khuyết để khắc phục. Đừng mãi điệp
khúc hứa và lãng phí ngân sách in ấn sách giáo khoa “cho đẹp” nữa mà hãy tìm ra
phương án cải thiện đạo đức cho học sinh và giáo viên, để đào tạo ra được những
thế hệ “hạt giống đỏ” đảm bảo về chất lượng. Đây cũng là mong mỏi của đa số
người dân nhằm đưa nền giáo dục ra khỏi tình trạng yếu kém, bất cập để con em
chúng ta được học tập, rèn luyện trở thành chủ nhân của đất nước và có đạo đức,
kiến thức, sống có ích cho gia đình và xã hội.
Cùng với đó,
chúng ta cần rà soát lại các hành vi vi phạm khác trong quan hệ đạo đức giữa
các thành viên trong gia đình với nhau, giữa người lớn tuổi và người trẻ tuổi
trong xã hội, giữa thầy và trò… đã đến mức báo động! Phải trừng trị bằng pháp
luật, thay vì các quy tắc xử sự bằng đạo đức không hiệu quả. Nếu lẫn lộn giữa
đức trị và pháp trị, thì không thể tránh khỏi sự tha hoá, băng hoại về văn hoá,
đạo đức như tình trạng đã và đang xảy ra./.
Nhận xét
Đăng nhận xét