Chuyển đến nội dung chính

TẠI SAO TRUNG QUỐC ĐƯA TIN, ẢNH VỀ TÌNH HÌNH MỘT SỐ ĐẢO CỦA TA Ở TRƯỜNG SA RÕ NHƯ NGƯỜI TRONG CUỘC!

          Trang Weibo Nam.hai.delangtao của Trung Quốc ngày 20/2 đăng một loại bài và ảnh nói về bố trí lực lượng của Việt Nam trên các đảo ở Trường Sa!

          Theo họ, đảo trên đảo Nam Yết, Trạm Radar 57 của e 292 Sư đoàn 377 Không quân Việt Nam đã lắp đặt thêm đài Radar phòng không thứ hai, và dựng một trận địa tên lửa phòng không gắn trên xe hình tam giác hướng ra ba hướng ở gần ngọn hải đăng cuối đảo.

          Trên đảo Phan Vinh, Trạm Radar 44 của trung đoàn 292 sư đoàn Không quân 377 Việt Nam đã lắp đặt đài Radar không đối không thứ hai, đồng thời khéo léo sử dụng sân bay trực thăng cũ để xây dựng trận địa tên lửa phòng không gắn trên xe hình tam giác hướng ra ba hướng.

          Hai chiếc Radar hình cầu trên đảo Song Tử Tây thuộc đài 21 của trung đoàn Radar 292, sư đoàn 377 của Không quân Việt Nam. Loại cũ là radar kỹ thuật số P-18M của Séc. Cái mới có thể là radar điều khiển hỏa lực cho tên lửa phòng không? Trận địa phóng của tên lửa phòng không gắn trên xe hình tam giác trên đảo có thể xác định được rõ ràng.Theo ảnh vệ tinh mới nhất năm 2020, Việt Nam đã xây dựng một trạm radar khác ở phần phía bắc đảo Song Tử Tây. Trên thực tế, Việt Nam là quốc gia đầu tiên bắt đầu bồi lấp tạo đảo ở Biển Đông, nhưng lại ít được chú ý.

Năm 2009, diện tích của đảo Song Tử Tây là 11,7 ha; đến năm 2016, đã có thêm 10,8 ha rạn san hô đã được cải tạo dưa diện tích đảo này tăng gần gấp đôi diện tích so với năm 2009. Đảo đã liên tiếp xây dựng bãi đáp trực thăng và cầu cảng.

          Trạm Radar 11 của trung đoàn 292 thuộc Sư 377 Không quân Việt Nam đã lắp đặt một đài Radar không đối không thứ hai trên đảo Trường Sa. Một trận địa phóng tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm mới được xây dựng ở rìa đường băng sân bay (trận địa tên lửa phòng không có hình tam giác quay về ba hướng). Xe phóng tên lửa thường được giấu trong các Boongke của đường hầm dưới lòng đất, được di chuyển ra vị trí trên mặt đất khi có báo động. Do diện tích đảo quá nhỏ nên Việt Nam đã không thể bảo trì tên lửa trên các đảo và bãi đá ngầm, hiện đảo đã được mở rộng...

          Một số lượng lớn các vị trí pháo xe kéo đã xuất hiện trên đảo Sinh Tồn. Pháo thường được cất giấu trong hầm ngầm, khi có báo động thì được đẩy ra bắn, rồi lại cất giấu trong hầm ngầm.

          “Ngôi nhà đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam” (tương đương với một ngôi làng khá giả ở biên giới bên Trung Quốc) do Việt Nam thành lập trên đảo nhân tạo Đá Tây. Vào tháng 3 năm 2018, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông báo quyên góp được 45 tỷ đồng (tương đương 12,65 triệu NDT) dùng để xây dựng "Ngôi nhà Đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam" tại Huyện đảo Trường Sa. Hiện ngôi làng mới này đã cơ bản hoàn thành.

          Từ những thông tin trên cho chúng ta nhận thấy điều gì? Nhiều thông tin đã quá công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng khiến đối phương biết rất rõ từ cả các đồng chí chỉ huy, phiên hiệu các đơn vị đến tận cấp phân đội; vị trí các hầm pháo ngầm cũng rõ mồn một. Dù biết rằng, vệ tinh trinh sát của Tung Quốc bay suốt ngày, có mặt ở khắp những điểm trọng yếu trên thế giới, khó có điều gì qua mắt được đối phương. Tuy nhiên việc trang Weibo chuyên nghiên cứu về Biển Đông đưa những thông tin trên vào lúc này đáng được các cơ quan, đơn vị lưu ý!

 


 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG KẺ MANG DANH "TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM"

           Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta.           Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...

MAI PHAN LỢI - MỘT KỀN KỀN KHOÁC DANH NHÀ BÁO

           Đúng 5 năm sau khi rút thẻ nhà báo, kền kền Mai Phan Lợi bị cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố và bắt tạm giam để điều tra tội trốn thuế, theo điều 200 BLHS. Đây là hậu quả cho những gì mà Mai Phan Lợi đã làm, ngay từ thời anh ta còn làm nhà báo, thậm chí giữ chức vụ rất cao - Phó tổng thư ký tòa soạn, Trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật TP HCM tại Hà Nội.           Nhiều người biết đến Mai Phan Lợi thông qua sự kiện vụ mất máy bay Casa 212. Năm 2016, trong khi nhân dân cả nước đang hàng ngày ngóng chờ các tin tức mới nhất tìm kiếm 9 sỹ quan, cán bộ, chiến sĩ mất tích cùng máy bay CASA 212 trong lúc thực hiện nhiệm vụ; tuy nhiên, không hiểu vì động cơ gì, nhà báo Mai Phan Lợi, quản trị Diễn đàn nhà báo trẻ - đã ngay lạ...

TẠI SAO GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU ĐÓNG FACEBOOK?

          Ngày 26/6 vừa qua, trên trang fb cá nhân của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu vừa quyết định sẽ rời bỏ mạng xã hội Facebook. Không đưa ra lý do cụ thể khi quyết định rời Facebook, Giáo sư Châu cho biết, thời gian gần đây không còn cảm giác hào hứng với mạng xã hội nói chung và Facebook nữa. Ngô Bảo Châu viết: "Tôi nhận thấy rằng trang FB này không còn là kênh thích hợp để tôi tiếp nhận thông tin, tri thức cũng như để tôi chia sẻ suy nghĩ của mình nữa".           Nhiều người ngạc nhiên với quyết định của Ngô Bảo Châu, nhưng nếu theo dõi những hoạt động, trong đó có những "phốt" của anh giáo sư này trên mạng xã hội Facebook, thì nhiều người sẽ không ngạc nhiên. Là một người được dư luận quan tâm, khi trở thành nhà toán học đầu tiên của Vie...