CẢNH GIÁC VỚI HOẠT ĐỘNG THIỆN NGUYỆN CỦA SỐ ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC CÁC TỔ CHỨC PHẢN ĐỘNG ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN
Thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân đã nhận diện không đầy đủ về chiêu trò lợi dụng hoạt động thiện nguyện của các đối tượng phản động, chống đối để triển khai dự án “xã hội dân sự”. Một số tổ chức, cá nhân đã không đánh giá được bản chất sự việc, thậm chí bị “ám thị” bởi các hình ảnh bên ngoài từ các hoạt động thiện nguyện của chúng, đã vô tình ủng hộ, thậm chí quảng bá, vinh danh và tạo điều kiện cho các đối tượng phản động, chống đối thực hiện các dự án “xã hội dân sự”, làm cơ sở để các đối tượng gia tăng các hoạt động chống phá gây bất ổn ở một số địa phương tại Việt Nam.
1. Số đối tượng
phản động, chống đối thường lợi dụng hoạt động này thực hiện các dự án “xã hội
dân sự”
Trước hết, chúng
ta phải kể đến các đối tượng tham gia các khóa huấn luyện của VOICE (tổ chức
ngoại vi của tổ chức khủng bố Việt Tân): Nguyễn Anh Tuấn (Đà Nẵng) được gắn mác
“Phụ trách số tham gia VOICE trong nước” đã lôi kéo các đối tượng như Trần
Quyết Thắng (Hà Tĩnh), Tạ Mạnh Hưng (Tuyên Quang), Phạm Thị Đoan Trang, Nguyễn
Đình Hà (Hà Nội), Nguyễn Trung Trọng Nghĩa (Thanh Hóa)… sang Philippin đào tạo.
Quá trình đào tạo, các đối tượng này được trang bị các nội dung cho hoạt động
chống phá khi về nước theo chỉ đạo của VOICE, trong đó bằng cách tạo lập các dự
án “xã hội dân sự” để hoạt động.
Sau khi về nước,
Trần Quyết Thắng (Hà Tĩnh) tham gia cùng Nguyễn Anh Tuấn (Đà Nẵng) cứu trợ gạo
cho một số hộ dân tại xứ Đông Yên (phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh). Tuấn cùng
Thắng khảo sát tình hình, kích động người dân tuần hành, biểu tình gây rối tại
Hà Tĩnh sau sự cố môi trường biển, ý đồ công khai tổ chức VOICE tại Hà Tĩnh;
Thắng cùng Tuấn thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến sự cố môi trường
biển miền Trung để chuyển cho số đối tượng bên ngoài khiếu kiện, quốc tế hóa
vấn đề sự cố môi trường biển miền trung (ảnh dưới).
Tháng 10/2016,
theo chỉ đạo của Nguyễn Anh Tuấn (Đà Nẵng), Trần Quyết Thắng (Hà Tĩnh) đã cùng
Tạ Mạnh Hưng (Tuyên Quang) triển khai chi tiêu gói 80.000 USD của VOICE, thực
hiện dự án “xây nhà chống lũ”, “hỗ trợ vốn, cây giống để sản suất nông nghiệp”,
“lập tủ sách tại các vùng nông thôn, lồng ghép các đầu sách liên quan đến “dân
chủ, nhân quyền”” cho một số hộ dân tại các tỉnh miền Trung sau thiệt hại lũ
lụt cuối năm 2016.
Phạm Thị Đoan Trang
còn cao tay hơn khi lập ra nhóm Green Trees để tạo bình phong cho các hoạt động
tuần hành, biểu tình vì “cây xanh”, “môi trường”… tại Hà Nội và cũng đã sớm
nhập kho so với các đối tượng khác.
2. Tại sao các
đối tượng lại lợi dụng hoạt động thiện nguyện để triển khai các dự án “xã hội
dân sự”
Thứ nhất, đó là
thủ đoạn lâu nay mà các đối tượng phản động, chống đối thực hiện theo sự chỉ
đạo của các tổ chức phản động trong và ngoài nước. VOICE được thành lập với
danh nghĩa “sáng kiến lương tâm người Việt ở hải ngoại” để tập hợp lực lượng,
đào tạo, hỗ trợ tài chính cho số phản động, chống đối hoạt động chống nhà nước
Việt Nam, “thúc đẩy xã hội dân sự Việt Nam phát triển”, từng bước chuyển hóa
chế độ xã hội ở Việt Nam theo con đường phương Tây.
Thứ hai, Sau khi
Việt Nam đưa “Việt Tân”, “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời”, “Triều Đại
Việt” vào danh sách tổ chức khủng bố, nhiều đối tượng cộm cán của Việt Tân
(Trinity Phạm Hồng Thuận, Angelina Trang Huỳnh và Nguyễn Quốc Trinh) đã công
khai trên từ bò Việt Tân trên mạng và lập ra tổ chức RISE (sử dụng vỏ bọc của
tổ chức phi chính phủ) để lợi dụng các vấn đề về “xã hội dân sự”, “dân sinh”,
“nhân quyền” thu hút sự chú ý của người dân. Thực chất các đối tượng này sợ bị
các quốc gia liệt kê vào vào diện khủng bố, đối xử về hành vi khủng bố. Việc
lập ra tổ chức RISE (tương tự VOICE) dưới dạng tổ chức phi chính phủ để dễ bề
hoạt động, tránh bị xử lý về tội khủng bố của các quốc gia, cơ hội vận động Mỹ
và các quốc gia phương Tây hậu thuẫn về tài chính và tiếp tục thực hiện các
hoạt động chống Nhà nước Việt Nam theo đường hướng của tổ chức khủng bố Việt
Tân.
Thứ ba, việc các
đối tượng phản động, chống đối lợi dụng danh nghĩa “từ thiện, bác ái”, “vì môi
trường”, “vì cộng đồng”, “dịch Covid-19”…để hoạt động thì rất dễ lôi kéo nhiều
người tham gia và dễ kích động quần chúng gây rối, phản ứng lại khi các đối
tượng phản động bị chính quyền bắt, xử lý.
Ngoài ra, việc
núp bóng các tổ chức phi chính phủ và thực hiện các dự án “xã hội dân sự” là cơ
hội để các đối tượng phản động, chống đối lừa phỉnh, ăn bớt một khoản tiền không
nhỏ, thậm chí rất lớn nhưng vẫn “nhân danh” hoạt động thiện nguyện.
3. Thực chất các
dự án “xã hội dân sự” của các tổ chức phản động
Để hoạt động
được, các đối tượng phản động, chống đối phải tạo lập các “dự án” từ những vấn
đề “dân sự” đang có sự quan tâm của người dân Việt Nam, như: trung tâm đào tạo
ngoại ngữ, tin học; hỗ trợ người dân bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt; bảo vệ
môi trường, cây xanh; hỗ trợ học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn…
Thực chất của các hoạt động này: chỉ là bình phong để các đối
tượng bên ngoài có lý do hỗ trợ tài chính và các đối tượng như Nguyễn Anh Tuấn,
Trần Quyết Thắng, Phạm Thị Đoan Trang dễ bề hoạt động; lợi dụng hoạt động này
dễ lôi kéo nhiều người khác tham gia, tạo mầm mống, từng bước truyền bá tư
tưởng, tạo ra một lực lượng chống Nhà nước Việt Nam theo ý đồ của chúng
Trước thực tế
trên, chúng ta luôn ủng hộ các hoạt động thiện nguyện, vì cộng đồng, vì một xã
hội tiến bộ, văn minh, văn hóa. Nhưng chúng ta tỉnh táo với hoạt động lợi dụng
thực hiện các dự án “xã hội dân sự” của các thế lực thù địch, đối tượng phản
động, chống đối. Dù Nguyễn Anh Tuấn, Trần Quyết Thắng hay đối tượng nào như
Thắng triển khai vì môi trường, hỗ trợ nạn nhân bị thiệt hại lũ lụt, hỗ trợ học
sinh nghèo có xe đạp hay bất kỳ hoạt động nào khác thì chúng ta phải cảnh giác,
không để mắc mưu các đối tượng.
Hãy tỉnh táo nhận
diện hoạt động thiện nguyện của đối tượng phản động, chống đối.
Nhận xét
Đăng nhận xét