Việt Nam có vị thế như thế nào trong dòng chảy lịch sử thế giới? Giới sử học phương Tây nhìn nhận như thế nào về đất nước Việt Nam?
1. Việt Nam là
quốc gia đã từng có 4 lần tác động lớn đến dòng chảy của lịch sử thế giới.
1.1. Lần tác động
đầu tiên đó là công cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên của nhà Trần. Nó đã chặn
đứng sự phát triển của vương triều Mông Cổ về hướng Nam. Từ đó góp phần làm
Mông Cổ hay vương triều Nguyên suy yếu dần đi.
1.2. Chiến tranh
Đông Dương lần 1: 1945-1954. Việt Nam đã làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ. Từ
đó tạo nên 1 cơn bão đấu tranh giải phóng thuộc địa ở các nước Á Phi.
1.3. Chiến trang
Đông Dương lần 2: 1954-1975. Việt Nam trở thành tâm điểm của cả nhân loại trong
thập niên 50 đến 70 của thế kỷ 20.
Khi mà trong cuộc
chiến tranh này Việt Nam là tâm điểm của 3 luồng mâu thuẫn lớn nhất của thời
đại: Mâu thuẫn dân tộc. Mâu thuẫn ý thức hệ. Mâu thuẫn giữa khối phản động thế
giới với các lực lượng dân chủ thế giới.
1.4. Quá trình
cải cách mở cửa kinh tế, nhưng kiên định với con đường XHCN. Điều này đã làm
cho các nhà học giả của ý thức hệ TBCN đau đầu. Vì sau khi Liên Xô - Đông Âu
sụp đổ, các nhà lý luận của TBCN đã cho rằng, TBCN đã thắng lợi hoàn toàn đối
với XHCN và họ cho rằng Việt Nam cũng sẽ sớm sụp đổ theo vì lúc này kinh tế
Việt Nam sẽ sụp đổ vì sự lệ thuộc quá lớn vào Liên Xô. Và Việt Nam lúc này đã
chứng minh điều ngược lại. Nhiều người hỏi tại sao lại là Việt Nam chứ không
phải Trung Quốc, giới sử học phương Tây cho rằng Trung Quốc lúc này trên bản đồ
Chính trị, Trung Quốc không tồn tại, vì những ảnh hưởng của Thiên An Môn.
Một sự kiện đang
nóng hiện nay là phòng chống dịch bệnh, thế giới một lần nữa được chứng kiến và
khâm phục một Việt Nam chủ động đoàn kết, ý Đảng, lòng dân được thể hiện lên
tầm cao mới, thử hỏi ở đâu trên trái đất này có được truyền thống đó.
Đó là 4 sự kiện
lớn của Việt Nam làm thay đổi dòng chảy lịch sử nhân loại.
2. Việt Nam -
Trung Quốc.
Gần đây rất nhiều
chú rận cứ hô hào thoát Trung. Vậy điều này có làm được không?
VIỆC ĐÓ SAI !
Thứ nhất, trong
mấy nghìn năm dựng và giữ nước của người Việt Nam. Dân tộc Việt Nam đã sống
chung với Trung Quốc và vẫn giữ được bản sắc dân tộc của mình, vẫn giữ mình là
dân tộc Việt độc lập, tự cường, tự chủ. Việt Nam đã trải qua 4 thời kỳ Bắc
thuộc. Nhưng trong suốt 4 lần đó. Dân tộc Việt Nam vẫn giữ được bản sắc của
mình mà không bị đồng hóa như các dân tộc khác trong Tộc Bách Việt.
Thứ hai, cũng
trải qua quá trình sống chung đó, ông cha ta đã có những hướng đi của riêng
mình để xác lập vị thế dân tộc. Đó là Bắc Hòa - Nam đánh, tiến hành quá trình
Nam tiến về phía Nam, trải qua các triều đại phong kiến, từ Nhà Đinh đến thời
các Chúa Nguyễn, cương vực lãnh thổ Việt Nam đã mở rộng và hình thành nên 1
lãnh thổ Việt Nam trải dài từ Bắc chí Nam, từ địa đầu Lũng Cú đến Cực Nam Mũi
Cà Mau. Và ngày nay ta tiếp tục hướng về Biển, vươn ra Biển.
Thứ ba, về địa
lý, cái này Việt Nam chả chạy đi đâu được... không như mấy bạn rận có nguyên
cái bang Cali để tự trị
Thứ tư, trong
dòng chảy của quá trình Toàn cầu hóa, khi mà các quốc gia khác đang tìm cách
hợp tác để phát triển, vừa hợp tác vừa đấu tranh, thì quan hệ Việt Nam - Trung
Quốc cũng đang làm điều đó, điều này Mỹ cũng đang làm. Vậy hô hào thế chả khác
gì các bạn kêu Việt Nam tự đứng ra ngoài cuộc chơi.
Thứ năm, năm 2014
tại Hội nghị quốc tế về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tổ chức tại TP.HCM, giới
học giả quốc tế đã nhận định rằng, nếu hiểu Trung Quốc thì chỉ có Việt Nam, nếu
hiểu Trung Quốc mạnh hay yếu chỉ có Việt Nam. Vì Việt Nam đã chơi với Trung
Quốc mấy nghìn năm và vẫn tồn tại.
Tóm lại:
1. Thời cha ông
đã sống chung với nó thì nay việc gì ta phải đi.
2. Ta đã xác định
được hướng đi của mình thì việc gì phải làm thế.
3. Vị trí địa lý
như thế thì chạy đi đâu.
4. Quan hệ đó
đang nằm trong xu hướng toàn cầu. Ta đứng ra chả khác gì tự nhảy ra khỏi cuộc
chơi
Nhận xét
Đăng nhận xét