Chuyển đến nội dung chính

NHỮNG DẤU ẤN CỦA NHIỆM KỲ NỮ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI ĐẦU TIÊN

          Bà Nguyễn Thị Kim Ngân sinh năm 1954 tại xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Bà có học vị thạc sĩ kinh tế chuyên ngành tài chính tín dụng, cử nhân Chính trị. Trong những nữ chính khách VN, bà Kim Ngân nổi lên với sự sắc sảo, mạnh mẽ, quyết đoán nhưng luôn duyên dáng đằm thắm. Trước khi làm Chủ tịch QH, tái đắc cử ủy viên Bộ Chính trị vào tháng 1/2016, bà Kim Ngân đã kinh qua công tác quản lý từ địa phương đến TƯ, trải đều trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính, thương mại và lao động - thương binh - xã hội.

          Còn nhớ, lúc bà Nguyễn Thị Kim Ngân nhậm chức người đứng đầu Quốc hội, đã làm dư luận xôn xao lúc bấy giờ. Có người vui mừng cảm thán “thì rồi cũng phải đến lúc phụ nữ vùng lên chứ”. Nhưng cũng có một vài người hoài nghi “không biết một người phụ nữ chân yếu tay mềm sẽ dẫn dắt cơ quan lập pháp như thế nào đây?”. Và rồi vị tân Chủ tịch Quốc hội lúc ấy đã làm cho người dân ngạc nhiên bởi sự điều hành vừa sắc sảo, linh hoạt, nhưng cũng rất kiên quyết, trách nhiệm và khách quan tại các Kỳ họp Quốc hội. Chính cách điều hành của người đứng đầu Quốc hội, đã tạo nên bầu không khí trao đổi thắng thắn, đầy tính xây dựng, mang tính chất gợi mở, tập trung vào các vấn đề cử tri quan tâm, thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.

          Là người được đào tạo bài bản về kinh tế, có bằng Thạc sĩ chuyên ngành tài chính tín dụng, cũng như kinh qua nhiều vị trí công tác quản lý từ địa phương đến trung ương, trải đều các lĩnh vực kinh tế – tài chính, thương mại, lao động – xã hội. Đây chính là nền tảng giúp bà Nguyễn Thị Kim Ngân điều hành tốt Quốc hội và các phiên họp, xây dựng các dự luật, nghị quyết phù hợp với điều kiện thực tế, kinh tế đất nước, ý nguyện của người dân và thuận lợi cho doanh nghiệp làm ăn, như Luật Quốc phòng; Luật An ninh mạng; Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Bộ Luật Lao động… Đặc biệt là việc Quốc hội phê chuẩn các Hiệp định CPTPP, EVFTA và EVIPA đã gửi đi thông điệp quan trọng mạnh mẽ về quyết tâm của Việt Nam trong thúc đẩy liên kết kinh tế quốc tế và ủng hộ hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ. Không chỉ là hoạt động lập pháp, quyết định các vấn đề lớn, quan trọng của quốc gia, mà là những tâm tư, nguyện vọng, gắn liền với đời sống của người dân như: vấn đề có nên tăng giờ làm thêm hay không; thu hồi bồi thường đất cho người dân như thế nào; chuyện giá thịt lợn bị đẩy lên cao; công tác phòng chống dịch covid -19, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân; tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; thu phí giao thông tại các trạm BOT;… đã được Quốc hội và các ĐBQH quan tâm thảo luận, kiến nghị, giải quyết thấu đáo ngay tại “hội nghị Diên Hồng”.

          Được biết đến là nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, nhưng với các chính khách nước ngoài, bà Nguyễn Thị Kim Ngân toát lên một vẻ đẹp sắc sảo, mạnh mẽ và quyết đoán không kém gì các chính khách nam. Không chỉ cho bạn bè quốc tế thấy hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện đại, tự tin, mà Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đã thể hiện là một nhà ngoại giao khôn ngoan, khi trong các chuyến công du Hàn Quốc, Lào, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Bỉ… đã góp phần thúc đẩy hợp tác, tăng cường quan hệ với các nước trên các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, văn hóa, giáo dục. Đặc biệt, là chuyến thăm và làm việc tại Pháp và Nghị viện châu Âu, của người đứng đầu Quốc hội đã góp phần thúc đẩy tiến trình ký, phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU. Bên cạnh đó, hình ảnh nữ Chủ tịch Quốc hội cũng tạo dấu ấn tại nhiều chương trình nghị sự, các diễn đàn nghị viện khu vực, liên khu vực và toàn cầu, như: Liên minh Nghị viện thế giới (IPU); Hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA); Liên minh Nghị viện Cộng đồng Pháp ngữ (APF)… khi đưa ra nhiều sáng kiến, khuyến nghị mang tính xây dựng, thể hiện vai trò, vị thế của Việt Nam – thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.

          Trái ngược với hình ảnh quyết đoán, sắc sảo, không kém phần cứng rắn trên nghị trường hay khi gặp gỡ các lãnh đạo nước ngoài, hình ảnh bà Nguyễn Thị Kim Ngân trước người dân luôn gần gũi và bình dị, mang đậm phong cách người phụ nữ Nam Bộ. Trong những chuyến vi hành, người ta bắt gặp vị lãnh đạo với bộ quần áo bà ba, cùng khăn rằn, đến với bà con để trò chuyện, lắng nghe tất cả ý kiến, nguyện vọng của cử tri và giải đáp, trao đổi một cách thẳng thắn, chân thành, tiếp thu để hoàn chỉnh các dự án luật. Trong những buổi tiếp xúc cử tri tại các địa phương, bà luôn thể hiện mình là một người gần gũi, mộc mạc, không hề có khoảng cách giữa người lãnh đạo với dân.

          Tại kỳ họp thứ 11, kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIV vào ngày 24/3 khi trình bày dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ khoá XIV của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu nhiều kết quả đạt được của Quốc hội trong nhiệm kỳ. Cụ thể, Quốc hội khóa XIV đã tập trung ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng và tiếp tục cụ thể hóa, đưa Hiến pháp năm 2013 vào đời sống, qua đó, khẳng định vai trò quan trọng trong việc xây dựng, hoàn thiện thể chế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong nhiệm kỳ vừa qua, với 72 luật, 2 pháp lệnh và nhiều nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật được thông qua đã tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân. Chủ tịch Quốc hội cho hay, công tác giám sát được chú trọng, nội dung giám sát có trọng tâm, trọng điểm, bao quát hầu hết các lĩnh vực, ngày càng nâng cao hiệu lực, hiệu quả, đạt được nhiều kết quả quan trọng, được cử tri và nhân dân đánh giá cao. Chất vấn và trả lời chất vấn tiếp tục có nhiều đổi mới, nhất là cách thức “hỏi nhanh, đáp gọn” đã tạo điều kiện để tăng cả về số đại biểu Quốc hội chất vấn, tranh luận, cả về nội dung và chất lượng câu hỏi, câu trả lời, tạo không khí sôi nổi, thu hút sự quan tâm đặc biệt của đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước. Quốc hội đã 2 lần tiến hành xem xét việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ, thể hiện thái độ, trách nhiệm của Quốc hội trong việc đi “đến cùng” vấn đề được giám sát.

          Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn được thực hiện nghiêm túc, góp phần tiếp tục phát huy dân chủ trong hoạt động của cơ quan dân cử cũng như trong đời sống xã hội. Quốc hội đã xem xét, quyết định nhiều quyết sách quan trọng của đất nước, có tác động lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, phát triển vùng miền núi đồng bào dân tộc, gắn với nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Kết quả khác cũng được bà Nguyễn Thị Kim Ngân nêu lên như: Hoạt động đối ngoại của Quốc hội được triển khai hiệu quả, đóng góp quan trọng vào thành công chung của công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế…

Theo Chủ tịch Quốc hội, nhìn lại chặng đường 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào, Quốc hội vẫn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực, cố gắng cao nhất để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. “Nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV đã thành công với những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực từ lập pháp, giám sát, quyết định vấn đề quan trọng của đất nước đến ngoại giao nghị viện đã góp phần đưa đất nước vững bước vượt qua khó khăn, tạo ra những chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, đóng góp lớn vào những thành tựu vô cùng ý nghĩa của công cuộc gần 35 năm đổi mới, làm giàu thêm truyền thống 75 năm vẻ vang của Quốc hội. Mỗi đại biểu Quốc hội có quyền tự hào về những thành tựu đó cũng như những nỗ lực, cống hiến không ngừng nghỉ của mình. Thành quả và niềm vinh dự lớn nhất đối với đại biểu Quốc hội chúng ta chính là sự ghi nhận, tin tưởng, chia sẻ, ủng hộ, đồng hành xuyên suốt của cử tri, nhân dân trong mọi hoạt động của Quốc hội thời gian qua”

          Thay mặt Quốc hội, bà bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến toàn thể đồng bào và cử tri cả nước đã “luôn tin tưởng trao cho chúng tôi trọng trách của người đại biểu nhân dân”; sự phối hợp, cộng đồng trách nhiệm của Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan, tổ chức hữu quan cũng như sự hợp tác, giúp đỡ của bạn bè quốc tế và sự tận tâm, cống hiến hết mình của bộ máy tham mưu, giúp việc.

          Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tin tưởng, những thành tựu cùng với truyền thống quý báu của 75 năm Quốc hội sẽ tạo nền tảng quan trọng, vững chắc để Quốc hội khóa XV và Quốc hội các khóa tiếp theo tiếp tục kế thừa, phát huy, không ngừng lớn mạnh, có nhiều đổi mới, thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; xứng đáng là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”./.

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG KẺ MANG DANH "TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM"

           Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta.           Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...

MAI PHAN LỢI - MỘT KỀN KỀN KHOÁC DANH NHÀ BÁO

           Đúng 5 năm sau khi rút thẻ nhà báo, kền kền Mai Phan Lợi bị cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố và bắt tạm giam để điều tra tội trốn thuế, theo điều 200 BLHS. Đây là hậu quả cho những gì mà Mai Phan Lợi đã làm, ngay từ thời anh ta còn làm nhà báo, thậm chí giữ chức vụ rất cao - Phó tổng thư ký tòa soạn, Trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật TP HCM tại Hà Nội.           Nhiều người biết đến Mai Phan Lợi thông qua sự kiện vụ mất máy bay Casa 212. Năm 2016, trong khi nhân dân cả nước đang hàng ngày ngóng chờ các tin tức mới nhất tìm kiếm 9 sỹ quan, cán bộ, chiến sĩ mất tích cùng máy bay CASA 212 trong lúc thực hiện nhiệm vụ; tuy nhiên, không hiểu vì động cơ gì, nhà báo Mai Phan Lợi, quản trị Diễn đàn nhà báo trẻ - đã ngay lạ...

TẠI SAO GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU ĐÓNG FACEBOOK?

          Ngày 26/6 vừa qua, trên trang fb cá nhân của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu vừa quyết định sẽ rời bỏ mạng xã hội Facebook. Không đưa ra lý do cụ thể khi quyết định rời Facebook, Giáo sư Châu cho biết, thời gian gần đây không còn cảm giác hào hứng với mạng xã hội nói chung và Facebook nữa. Ngô Bảo Châu viết: "Tôi nhận thấy rằng trang FB này không còn là kênh thích hợp để tôi tiếp nhận thông tin, tri thức cũng như để tôi chia sẻ suy nghĩ của mình nữa".           Nhiều người ngạc nhiên với quyết định của Ngô Bảo Châu, nhưng nếu theo dõi những hoạt động, trong đó có những "phốt" của anh giáo sư này trên mạng xã hội Facebook, thì nhiều người sẽ không ngạc nhiên. Là một người được dư luận quan tâm, khi trở thành nhà toán học đầu tiên của Vie...