Cái được gọi là "Quốc ca Việt Nam Cộng hòa":
Hành động lấy cắp
tác phẩm khi chưa được tác giả cho phép của ngụy Sài gòn nếu ở ngày nay thì sẽ
được gọi là vi phạm bản quyền. Đây là một hành vi không biết tự trọng, ăn cắp
nhạc cách mạng của Việt Nam, thậm chí sửa lời, cắt lời, sửa tên bài hát v.v.
Kém văn hóa, kém chính nghĩa và không có khả năng sáng tác được một “quốc ca”
thích hợp nên đành phải muối mặt ăn cắp nhạc đỏ rồi sửa lời, sửa tựa đề từ bài
Tiếng Gọi Thanh Niên của nhạc sĩ cách mạng Lưu Hữu Phước, đảng viên ĐCSVN, cây
đại thụ của nền âm nhạc cách mạng VN và là một lãnh đạo cao cấp trên mặt trận
tư tưởng – văn hóa.
Từ bài “Tiếng gọi
Sinh viên” đến “Tiếng gọi thanh niên” đã được các tài năng chôm chỉa, ăn cắp vặt,
đạo chích, lưu manh văn hóa đổi tựa đề thành “Tiếng gọi Công dân” để làm “quốc
ca” của mình như sau:
Tiếng gọi thanh
niên:
Này thanh niên ơi!
Đứng lên đáp lời sông núi
Đồng lòng cùng đi
đi đi mở đường khai lối
Vì non sông nước
xưa truyền muôn năm chớ quên
Nào anh em Bắc Nam
cùng nhau ta kết đoàn (Câu này bị Cục Tuyên Truyền Tâm Lý Chiến Sài Gòn sửa
ngay. Thời đó chính quyền ngụy rất sợ khi nghe những khẩu hiệu đòi thống nhất,
Bắc Nam kết đoàn, Bắc Nam 1 nhà, giang sơn liền 1 dãy, Nam Bắc sum họp, nối liền
đất nước v.v. Cũng chính vì sợ hãi trước khẩu hiệu và mục tiêu thống nhất đất
nước mà bài Việt Nam Việt Nam của Phạm Duy lúc đó không được chọn làm “quốc
ca”. Bọn họ sợ thống nhất đất nước như ma quỷ sợ đức Phật, Satan sợ Chúa.)
Hồn thanh xuân như
gương trong sáng
Đừng tiếc máu nóng
tài xin ráng
Thời khó thế khó
khó làm yếu ta
Dầu muôn chông gai
vững lòng chi sá
Đường mới kiếp
phóng mắt nhìn xa bốn phương
Tung cánh hồn thiếu
niên ai đó can trường
Điệp khúc:
Thanh niên ơi! Ta
quyết đi đến cùng
Thanh niên ơi! Ta
nguyền đem hết lòng
Tiến lên, đồng tiến,
vẻ vang đời sống
Chớ quên rằng ta là
giống Lạc Hồng
Năm 1948, ngụy quyền
bù nhìn Nguyễn Văn Xuân, “Nam Kỳ Tự Trị”, “Nam Kỳ Quốc” của Pháp đã chọn bài Tiếng
gọi thanh niên làm quốc ca và sửa tên lại thành Công dân hành khúc. Năm 1956,
sau khi ngụy quyền “Việt Nam Cộng hòa” được Mỹ thành lập, Đài Phát thanh Sài
Gòn đã sửa đổi lời và làm thành bản “quốc ca” của “nước Việt Nam Cộng hòa”, một
“quốc gia” ma, “chính phủ” ma.
Này Công Dân ơi! Quốc
Gia đến ngày giải phóng (Chính phủ bù nhìn “Quốc Gia” do Bảo Đại đứng đầu là do
thực dân Pháp nặn ra, các tài liệu của nhiều phía, Pháp, Việt, Mỹ, và kể cả nhiều
tài liệu Vichoco cũng thừa nhận việc này.
Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống. (Đi hy sinh làm bia
thịt cho lính Mỹ)
Vì tương lai Quốc Dân (ảnh hưởng từ Trung Hoa Quốc Dân Đảng), cùng
xông pha khói tên.
Làm sao cho núi
sông từ nay luôn vững bền. (Chúng đã tuyên bố công khai rằng “VNCH” là một “nước”
ly khai, là một “quốc gia được Mỹ công nhận”, như vậy “núi sông” này là nói về
“nước VNCH”.
Dù cho thây phơi
trên gươm giáo (vi phạm bản quyền sửa lời của tác giả mà cũng sửa rất lạ đời,
có lẽ tác giả Lưu Hữu Phước cũng ít nhiều tức giận với vụ ăn cắp bài hát của
mình này nên trong kháng chiến chống Mỹ những bài hát chống Mỹ của ông luôn rất
đanh thép, mạnh mẽ, và luôn thêm vào những câu đả kích mạnh mẽ, tấn công mạnh mẽ
vào ngụy Sài Gòn, ví dụ như bài Giải Phóng Miền Nam, Tiến Về Sài Gòn v.v.)
Thù nước, lấy máu
đào đem báo.
Nòi giống lúc biến
phải cần giải nguy,
Người Công Dân luôn
vững bền tâm trí. (Thời đó các tướng lĩnh trong quân đội ngụy đa số đều mang
Pháp tịch, 1 số sĩ quan trẻ sau này được cho qua bên Mỹ nhồi sọ và sau đó có quốc
tịch Mỹ, như vậy họ là công dân Pháp và công dân Mỹ.)
Hùng tráng quyết
chiến đấu làm cho khắp nơi
Vang tiếng người nước
Nam cho đến muôn đời!
Công Dân ơi! Mau hiến
thân dưới cờ!
Công Dân ơi! Mau
làm cho cõi bờ
Thoát cơn tàn phá,
vẻ vang nòi giống (Họ vừa tích cực tàn phá vừa gào rống “thoát cơn tàn phá”.
Tay thì tàn phá, miệng thì hát “thoát cơn tàn phá”.)
Các tác phẩm khác:
Ngoài bài hát cách
mạng Tiếng Gọi Thanh Niên của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước bị ăn cắp ra thì còn rất
nhiều nhạc phẩm cách mạng khác cũng bị đánh cắp.
Bài Tiến Về Hà Nội của nhạc sĩ cách mạng Văn Cao, cây đại thụ của
âm nhạc cách mạng VN nói về các bộ đội cụ Hồ về giải phóng Thủ Đô sau trận đại
thắng ĐBP thì bị sửa lời rồi đem về hát cổ động cho ý đồ Bắc Tiến của Mỹ, hăm
he đe dọa rằng quân Mỹ ngụy sẽ tiến ra “giải phóng Hà Nội”.
Bài Lời Người Ra Đi
của nhạc sĩ cách mạng Trần Hoàn tặng cho người vợ khi ông ra đi đánh Tây theo lời
kêu gọi của Hồ chủ tịch đã bị ngụy quyền sửa lời và phát hành trong Nam để cổ
vũ bọn lính ngụy lên đường ra “tiền tuyến” làm bia thịt chết thay cho quân đội
viễn chinh Mỹ.
Bài Sơn Nữ Ca của
Trần Hoàn nói về các mối tình thơ mộng giữa sơn nữ và du kích Việt Minh thì bị
ăn cắp rồi sửa chữ “du kích” thành “lữ khách”. Bài này do nhạc sĩ Trần Hoàn
sáng tác dựa trên chính trải nghiệm thật của mình.
Ngoài mấy chữ “du
kích” đều bị đổi hết thành “lữ khách” còn có câu “Thời cơ đến rồi, đợi ngày ra
tay” bị đổi lại thành: “Hoàng hôn xuống dần đợi chờ ai đây.” Thế là một bài nhạc
cách mạng, nói về tình yêu trong sáng giữa cô thôn nữ và anh du kích và cổ động
cho “Thời cơ đến rồi, đợi ngày ra tay” giải phóng đất nước đã bị bọn lưu manh
văn hóa tuyên truyền thành như là một bài nhạc vàng.
Ngoài ra còn một số bài khác như bài Tình Đồng Chí thì bị sửa cả tựa
đề thành “Vì Nước” và sửa lại nhiều câu từ trong bài hát. Tất cả những từ “đồng
chí” đều bị xóa sạch.
Nhiều bài hát khác
của Văn Cao như bài Thiên Thai cũng bị ăn cắp đem về hát đầy ở Sài Gòn trước
1975 và sau này trong các băng đĩa Paris By Night, Asia mà không hỏi tác giả hoặc
người thân của tác giả đến 1 tiếng, không xin phép tác giả đến 1 lời, vi phạm bản
quyền trắng trợn.
Thời đại văn minh
mà bọn tự xưng là “văn minh” này lại chơi trò rừng rú như vậy.
Bài thơ cách mạng
“Màu tím hoa sim” trong đó có câu “nàng có 3 người anh đi bộ đội”, bọn ngụy sửa
lại thành “nàng có 3 người anh đi quân đội” rồi sau đó phổ nhạc rồi coi như là
của mình, đem hát trên PBN, Asia, các kênh truyền thông hải ngoại.
Cũng cần nói thêm
là bài thơ này “nàng có 3 người anh đi bộ đội” thì trong 3 người anh đó có 1
người hiện nay là trung tướng Hồng Cư của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Những
thông tin này ở miền Nam trước 1975 và ở hải ngoại ngày nay hoàn toàn bị bưng
bít, trong hơn 200 tờ báo ở hải ngoại, không 1 tờ nào nhắc tới.
Bài Hồn Tử Sĩ của
nhạc sĩ Lưu Hữu Phước từ thời kháng Pháp đã được nhà nước VN dùng làm bài hát
nghi thức trong các lễ tang chính thức. Bọn ngụy không tìm ra được bài nào
khác, không nghĩ ra được bài nào khác, không sáng tác nổi bài nào hay hơn, nên
đành ăn cắp luôn. Lỡ ăn cắp cái “quốc ca” rồi thì chôm luôn nhạc nghi lễ cũng
đâu có sao?
Chính vì có quá nhiều
hành động ăn cắp văn hóa, ăn cắp thơ văn, nhạc phẩm, văn hóa phẩm của Cục Tâm
lý chiến Sài Gòn mà sau này nhạc cách mạng VN sáng tác bài nào là luôn lồng vào
đó những câu từ về Bác Hồ, về cộng sản, về Mỹ, ngụy, cho chính quyền ngụy khó sửa,
những bài hát mà có câu từ rõ ràng về quan điểm chính trị thì chúng nó rất khó
ăn cắp. Mỗi khi thấy bài hát nào mà nói về tình yêu nước chung chung, không có
các câu từ về Bác, Đảng, CS, Mỹ ngụy là luôn bị rình ăn cắp ngay, vơ ngay làm của
mình.
Đây là biểu hiện của
sự kém văn hóa. Vì văn hóa kém quá nên mới phải ăn cắp các sản phẩm văn hóa, sản
phẩm nghệ thuật, sản phẩm trí tuệ của CSVN. Thậm chí còn sửa lời bài hát, sửa tựa
đề bài hát, có bài không thèm đề tên nhạc sĩ tác giả. Mấy bài của các nhạc sĩ
cách mạng như Trần Tiến, Minh Châu, Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Trần Hoàn, Nguyễn
Văn Tý, Thanh Sơn v.v. bị họ cho ca sĩ hát hoài mà không hỏi tác giả đến một
câu.
Nhận xét
Đăng nhận xét