Mới đây trên trang mạng xã hội Phạm Thanh Nghiên có giật tít: “Đừng giết hại lòng bác ái”. Y vin vào một vài khó khăn, bất cập trong thực hiện hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để đưa ra những luận điệu quy chụp, bôi nhọ Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, phủ nhận những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, tác động xấu đến tâm lý nhân dân, gây hại tới an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Y xuyên tạc rằng: “Trong lúc khốn khó, những khi hoạn nạn, không thể trông chờ hay hy vọng vào sự hỗ trợ từ chính phủ”. Đây là luận điệu hoàn toàn sai trái, xuyên tạc sự thật, thể hiện sự hàm hồ, cuồng ngôn của Trần Thanh Nghiên, bởi lẽ, thực tiễn cho thấy:
Một là, sự đồng
lòng, đoàn kết của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng, chống đại dịch
ở Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua.
Trong làn sóng thứ
tư của dịch bệnh Covid-19 xảy ra ở Thành phố Hồ Chí Minh, số ca bệnh đã gia
tăng nhanh chóng, đưa Thành phố trở thành địa phương có tỷ lệ nhiễm cao của cả
nước. Song, hơn một tháng qua, hệ thống chính trị Thành phố Hồ Chí Minh dưới sự
lãnh đạo của Thành ủy đã nỗ lực thực hiện nhiệm vụ kép, ra sức vận động nhân
dân đồng lòng, đoàn kết phòng, chống dịch bệnh. Quan điểm chỉ đạo là thực hiện
sáng tạo, hiệu quả phương châm “5 tại chỗ - 4 nguyên tắc trong phòng, chống dịch”.
Ba loại hình tổ công tác tại 312 phường, xã, thị trấn đã được thành lập nhằm nắm
tình hình nhân dân, nhất là đối với người nghèo, các đối tượng yếu thế cần chăm
lo... không để tình trạng người dân thiếu sự hỗ trợ dẫn đến cuộc sống khó khăn.
Bên cạnh việc thực
hiện quyết liệt các biện pháp dập dịch tại nơi có các ca nhiễm Covid -19, chính
quyền các cấp đã tổ chức tốt các hoạt động chăm lo, hỗ trợ người dân khu vực bị
cách ly, phong tỏa và bị giảm thu nhập do dịch bệnh. Phong trào tình nguyện do
Thành đoàn phát động được nhân rộng tại nhiều địa phương, nhiều cơ sở Đoàn
thành lập các Tổ tình nguyện trực tiếp tham gia hỗ trợ tại các điểm chốt, phân
luồng giao thông khi thực hiện giãn cách xã hội. Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố
thực hiện phong trào chăm lo cho phụ nữ nghèo, phát động hội viên nấu ăn, tự
làm các vật dụng hỗ trợ cho lực lượng tuyến đầu chống dịch, phát huy mô hình đi
chợ thay cho các hộ gia đình ở các khu cách ly. Liên đoàn lao động tập trung
công tác chăm lo cho đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, người lao động
trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; các khu lưu trú, khu nhà trọ bị cách
ly gồm nhu yếu phẩm, các vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết… và rất nhiều hoạt
động khác của các đoàn thể, các tổ chức, nhóm thiện nguyện do người dân thành lập
để tham gia phòng, chống dịch cùng với các cơ quan của thành phố. Tổng kinh phí
các địa phương, đơn vị đã chăm lo cho các hộ nghèo, hộ khó khăn tại khu cách
ly, các hộ bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 và các lực lượng phòng, chống tại các ổ
dịch, các chốt cách ly, chốt kiểm soát bằng tiền mặt, quà, bữa ăn, các mặt hàng
thiết yếu (rau, củ, quả, gạo, mì gói…) trong hơn một tháng qua ước đạt hơn 21 tỷ
đồng.
Hai là, giá trị văn
hóa Việt Nam tiếp tục tỏa sáng trong cuộc chiến chống đại dịch Covid - 19.
Trên quan điểm tất
cả “vì hạnh phúc của nhân dân”, sự quyết liệt trong công tác lãnh đạo của các cấp
ủy, chính quyền các cấp đã phát huy vai trò, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị
và nhận được đồng thuận cao từ nhân dân, hình thành nên sức mạnh tổng hợp giúp
Thành phố Hồ Chí Minh chống chọi đại dịch. Ngày 25/6/2021, Hội đồng Nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh đã thông qua Nghị quyết dự chi 886 tỷ đồng từ ngân sách
Thành phố để thực hiện một số chế độ, chính sách đặc thù phục vụ công tác
phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân bị tác động bởi dịch Covid-19 trên địa
bàn Thành phố. Nghị quyết góp phần đảm bảo thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ
vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa triển khai hiệu quả các chương trình phục hồi kinh
tế. Theo đó, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đang áp dụng biện pháp cách ly
y tế và người đang điều trị Covid-19; người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng
lao động, nghỉ việc không lương tại các doanh nghiệp; cơ sở sản xuất, kinh
doanh; cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo chi
thường xuyên ở các cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học
phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp dân lập, tư thục… đều được hỗ trợ.
Từng ngày trôi qua,
nơi nơi xuất hiện những mô hình, cách làm hay về tinh thần yêu thương con người,
san sẻ, giúp đỡ nhau cùng vượt qua khó khăn. Điển hình như các ATM gạo, ATM thực
phẩm, giảm giá hoặc miễn phí phòng trọ cho công nhân, người nghèo… tiếp tục được
phát huy; các mô hình “Gian hàng 0 đồng”, “Gian hàng 2 K”, “Suất ăn tử tế”,
“Siêu thị nghĩa tình”; “Bữa sáng 0 đồng, ấm lòng Covid”, “Màu xanh hy vọng”… được
hình thành và nhân rộng ở nhiều địa phương trên địa bàn Thành phố. Ở đâu có điểm
phong tỏa thì ở đó có những hành động đẹp, những nghĩa cử yêu thương, cứ thế
lan ra, nhân lên hình thành nét đẹp cộng đồng. Từ con hẻm nhỏ đến chung cư cao
tầng, người góp công, người góp sức hỗ trợ đóng gói thực phẩm, khuân vác, vận
chuyển hàng hóa vào tâm dịch để “ai có nhu cầu thì lấy một phần” và “lấy vừa đủ
phần cho mình”. Không ai bảo ai, tất cả đều rất trật tự, người cho thì chu đáo
tận tình, người nhận xếp hàng giãn cách thật văn minh để nhận “nghĩa tình đồng
bào”. Đó có thể gọi là “chống dịch như chống giặc, bình dị mà nhân văn”, là nét
đẹp văn hóa, con người Việt Nam rất riêng mà không nơi nào trên thế giới có được.
Sự thật về kết quả
phòng, chống dịch Covid-19, chăm lo đời sống nhân dân ở nước ta nói chung, ở
Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng thời gian qua là những bằng chứng đanh thép bác
bỏ những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt của Phạm Thanh Nghiên. Đồng thời, chúng
ta tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng và Nhà nước
ta vào công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam./
Nhận xét
Đăng nhận xét