Ngày 02/7/2021 vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Mai Phan Lợi để điều tra về Tội trốn thuế được quy định tại Điều 200 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Sau khi Mai Phan Lợi bị bắt tạm giam, trên một số trang mạng, báo đài không có thiện chí với Việt Nam như RFA, BBC, RFI, “Việt Tân”... đã tiếp tục thực hiện “màn đồng ca” cho rằng “chính quyền bắt, đàn áp những nhà báo” hay họ còn cho rằng việc bắt giữ Mai Phan Lợi là “mang tính chính trị, nhằm bịt miệng một nhà báo dám nêu lên các vấn đề của đất nước” và đồng thời so sánh Mai Phan Lợi với blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và Lê Quốc Quân cùng bị xử lý về tội Trốn thuế. Vậy Mai Phan Lợi là ai mà được giới “dân chủ” quan tâm đến vậy?
Được biết, Mai Phan
Lợi, 50 tuổi, quê ở Thái Bình, là Chủ tịch Hội đồng sáng lập, Chủ tịch Hội đồng
khoa học Trung tâm Truyền thông giáo dục cộng đồng (MEC) và được biết đến từng
là Phó Tổng thư ký tòa soạn, Trưởng văn phòng đại diện của báo Pháp luật
Thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội - quản trị “Diễn đàn Nhà báo trẻ”.
Con đường sự nghiệp
làm báo của Mai Phan Lợi được cộng đồng mạng và giới dân chủ biết đến khi cùng
với Vĩnh Quyên (VOV), Phan Quang Minh… lập ra group mang tên “Diễn đàn nhà báo
trẻ” trên mạng xã hội facebook. Vậy nhưng với dưới vỏ bọc quản trị của diễn đàn
này, Mai Phan Lợi đã kết nạp hàng loạt các thành viên dân chủ cốt cán với những
thành tích chống phá đất nước được các tổ chức phản động lưu vong hậu thuẫn,
tài trợ, đặc biệt là tổ chức “Việt Tân” như Trịnh Anh Tuấn, Nguyễn Anh Tuấn, Phạm
Đoan Trang, Hoàng Dũng, Bạch Hồng Quyền… Đồng thời, Mai Phan Lợi và số người
tham gia “Diễn đàn nhà báo trẻ” đã thường xuyên tổ chức các buổi toạ đàm trực
tuyến trên mạng xã hội Facebook với group “Góc nhìn Báo chí – Công dân”. Năm
2016, Mai Phan Lợi cũng được biết đến là một trong 6 người đại diện cho một số
tổ chức về cái gọi là “xã hội dân sự Việt Nam” do Nguyễn Quang A thành lập đã gặp
Tổng thống Barack Obama ở Hà Nội trong chuyến thăm của vị Tổng thống Hoa Kỳ tới
Việt Nam.
Vậy nhưng, sự nghiệp
“nhà báo” đối với Mai Phan Lợi có lẽ phải kể đến vụ việc tai tiếng bị thu hồi
thẻ nhà báo sau khi gây ra sự phẫn nộ, bất bình của dư luận quần chúng nhân dân
cũng vào năm 2016. Khi mà nhân dân cả nước vô cùng đau buồn khi đất nước mất đi
những người con trung hiếu, suốt đời tận tụy, cống hiến thầm lặng cho sự bình
yên của Tổ quốc, gia đình mất đi những thân, trụ cột trong gia đình, lực lượng
vũ trang mất đi những người linh kiên cường, bất khuất, quả cảm để bảo vệ sự
toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc trên chiếc máy bay cứu nạn CASA-212
thì Mai Phan Lợi đăng tải với nội dung: “Vì sao CASA tan xác? Thật đau xót đến
giờ này vẫn chưa tìm được 9 cán bộ trên máy bay CASA, nhưng có thắc mắc thật
khó lý giải thuyết phục là tại sao máy bay tan xác? Theo bạn?”.
Ngay sau đó, Bộ trưởng
Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Trương Minh Tuấn đã ký Quyết định số
1063/QĐ-BTTTT ngày 20/6/2016 thu hồi thẻ nhà báo mang số hiệu IBĐ00596, thời hạn
2016 - 2020 của Mai Phan Lợi được cấp tại Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh,
do vi phạm Thông tư số 07/2007/TT-BVHTT ngày 20/3/2007 của Bộ Văn hóa - Thông
tin, xúc phạm nghiêm trọng danh dự của Quân đội nhân dân Việt Nam; gây tổn
thương sâu sắc đến gia đình, người thân, đồng đội của những cán bộ, chiến sĩ gặp
nạn khi đang làm nhiệm vụ; làm tổn hại đến uy tín của đội ngũ những người làm
báo chân chính.
Với việc bị bắt tạm
giam để điều tra về Tội trốn thuế được quy định tại Điều 200 Bộ luật hình sự
2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 Mai Phan Lợi cũng sẽ phải chịu những hình thức
xử lý nghiêm minh trước pháp luật (có thể lên đến 07 năm tù giam) như những gì
mà blogger Điếu Cày hay “luật sư” Lê Quốc Quân trước đây đã phải gánh chịu sau
những hành vi phạm pháp luật của mình. Một kẻ đã từng là “nhà báo” và rồi tự
đánh mất mình khi bị thu hồi thẻ nhà báo và từng có quan hệ thân thiết với những
đối tượng chân rết của các tổ chức phản động lưu vong chống phá đất nước như Trịnh
Anh Tuấn, Nguyễn Anh Tuấn, Phạm Đoan Trang, Hoàng Dũng, Bạch Hồng Quyền... thì
việc Mai Phan Lợi nhận được sự quan tâm của giới “dân chủ” cũng là điều dễ hiểu.
Vậy nhưng những
chiêu trò bôi nhọ, xuyên tạc, vu cáo khi cho rằng Việt Nam bắt những người hành
nghề báo hay “đàn áp những người bất đồng chính kiến” cũng chỉ là chiêu trò “ếch
ngồi đáy giếng” để chống phá Việt Nam mà thôi. Nhìn viễn cảnh kẻ thì đang ngồi
tù (Phạm Đoan Trang), kẻ thì sống lưu vong không có con đường trở về quê hương
(Bạch Hồng Quyền)... để thấy rõ bản chất của cái gọi là “Diễn đàn nhà báo trẻ”
mà Mai Phan Lợi đã lập ra.
Nhận xét
Đăng nhận xét