Lựa chọn vaccine cho trẻ em và lấy ý kiến
phụ huynh học sinh về việc tiêm vaccine cho trẻ theo độ tuổi nhất định những tưởng
là cần thiết nên làm thì đài BBC lại cho loan tải thông tin không thể chấp nhận
được…
Dựa trên thông tin được đăng tải trên
trang tin của Bộ Y tế vào ngày 26/10, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế
đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị liên quan về công tác tiêm chủng vaccine
phòng Covid-19 cho trẻ em và quyết định tiêm vaccine cho trẻ em từ độ tuổi 12 đến
18 tuổi với loại vaccine Comirnaty do Pfizer-BioNTech của Hoa Kỳ sản xuất thì
ngay lập tức BBC đã cho loan tải bài viết có tiêu đề “Nếu chọn lựa giữa tiêm mới
được đi học, thì nói thật là sẽ có rất nhiều cha mẹ chọn lựa cho con nghỉ học”
của tác giả Mạnh Đỗ với lập luận hoang tưởng và ảo tưởng. Trong đó, bài viết
BBC loan tải cho rằng “không hiểu báo chí truyền thông nhà nước thu thập ý kiến
phu huynh kiểu gì mà các cha mẹ ở các thành phố lớn đều đồng ý” và tỏ ý hoài
nghi về kết quả điều do các báo Việt Nam tiến hành theo đó khẳng định rằng “Nếu
chọn lựa giữa tiêm mới được đi học, thì nói thật là sẽ có rất nhiều cha mẹ chọn
lựa cho con nghỉ học”. Lý do mà tác giả Mạnh Đỗ lập luận là nên tiêm theo độ tuổi
từ lớn đến bé để đảm bảo an toàn cũng như hỏi ý kiến nhiều phụ huynh học sinh họ
cho rằng “thà để con cái họ học chậm hơn một chút…. Vì lý do tính, mạng sức khỏe
của con cái họ là trên hết”...
Bài viết của Mạnh Đỗ mà BBC loan tải có
nhiều điểm gây bất bình trong dư luận phụ huynh học sinh Việt Nam-những người
có con em trong diện được quyết định tiêm chủng đợt này và khẳng định rằng, bài
viết của Mạnh Đỗ có tính ‘hằn học’ dân tộc, ngược dòng với người dân Việt Nam
hiện nay.
Luận điệu mà Mạnh Đỗ đưa ra là “phải
tiêm theo mức độ giảm dần độ tuổi” và “nếu tiêm cho trẻ em từ 12 đến dưới 18”
thì “không cha mẹ nào đồng ý” là không có căn cứ khoa học và cơ sở thực tế.
Trước hết về căn cứ khoa học, Việt Nam
quyết định lựa chọn vaccine Pfizer-BioNTech (vaccine của trẻ em) của Hoa Kỳ sản
xuất, đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tiêm chủng cho trẻ em và đã được
nhiều nước sử dụng. Nên loại vaccine này không có gì nghi nghờ khi tiêm cho trẻ
em, thậm chí ở Mỹ còn khuyến cáo tiêm cho trẻ từ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi đối với
loại vaccine cho trẻ em này. Do đó, không thể hoài nghi về việc lựa chọn
vaccine cũng như không cần thiết phải tách nhỏ độ tuổi để ‘kiểm nghiệm dần’ như
Mạnh Đỗ đưa ra.
Thứ hai, về thực tiễn ở Việt Nam thì
chúng tôi cũng khẳng định rằng bất kỳ những ai làm cha, làm mẹ có con trong độ
tuổi trên đều mong muốn con mình được tiêm vaccine chứ chưa nói chuyện đó lại
là vaccine giành riêng cho trẻ em được sản xuất tại Mỹ. Không biết Mạnh Đỗ có
phải là người đang cư trú, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam hay đã làm cha
chưa? Nếu thực sự đang cư trú, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam và làm cha, mẹ
thì hẳn thấy được sự mong chờ được tiêm vaccine không chỉ cho người lớn và thậm
chí còn cả con em họ. Đơn cử, một trường hợp đã xảy ra 57 trẻ em từ 12 đến 18
tuổi được tiêm vaccine ở Cần Thơ (tháng 9/2021, thời điểm này chưa cho trẻ dưới
18 tuổi tiêm cũng như chưa có vaccine riêng cho trẻ em) để thấy được rằng cha mẹ
lo lắng và mong cho con mình được tiêm vaccine đến mức độ nào. Các trường hợp
này mặc dù tiêm vaccine người lớn nhưng vẫn chưa có trường hợp nào gặp sự cố
cho đến thời điểm hiện nay.
Theo khảo sát của Sở GDĐT TPHCM, “tính
đến chiều 25.10, có 92,13% phụ huynh đồng ý tiêm vaccine COVID-19 cho học sinh
12-17 tuổi, hơn 7% còn lại chưa hoặc không đồng ý” do Báo Lao động đăng tải thì
Mạnh Đỗ lại ‘giật mình’ cho rằng con số đồng ý trên là phi thực tế và cũng
không đưa ra được căn cứ, cơ sở gì. Trong khi Mạnh Đỗ ‘hoài nghi’ về kết quả khảo
sát do Báo lao động đưa ra thì chính bản thân Mạnh Đỗ cũng tự đưa ra ‘cảm nghĩ’
không phải của cá nhân mình mà còn ‘mạo nhận’ là ‘cảm nghĩ chung’ của ‘nhiều
cha mẹ học sinh’ cho rằng ‘thà đi học muộn chứ không cho tiêm’. Điều này cũng đủ
cho thấy Mạnh Đỗ cố tình ‘bịa đặt’ về thông tin cha mẹ không đồng ý cho con
mình tiêm vaccine trong khi không đưa ra bất kỳ cách thu thập ý kiến nào. Phải
chăng, Mạnh Đỗ cùng BBC định hướng lái dư luận đến việc tẩy chay tiêm vaccine
cho con em mình giống như thời gian trước từng hô hào, kích động tẩy chay tiêm
vaccine sản xuất ở Trung Quốc.
Mặt khác, việc tiêm vaccine cho trẻ em ở
Việt Nam mặc dù chưa tiêm nhưng đã có lộ trình rất chặt chẽ đó là việc ở các cấp
cơ sở lấy ý kiến của cha mẹ xem có đồng ý hay không đồng ý cho con em mình tiêm
vaccine và ký nhận vào giấy xác nhận đồng ý. Như vậy, những ai không đồng ý thì
không tiêm còn những ai đồng ý thì sẽ triển khai tiêm. Điều này phản ánh rằng
không có chuyện lố bịch là chỉ lấy ý kiến khảo sát rồi ‘đè ngửa’ các cháu ra
tiêm như bài viết mà Mạnh Đỗ định hướng lái. Đồng thời, nguồn cung vaccine cho
trẻ em từ Mỹ hiện số lượng cũng có hạn không thể đủ để tiêm hết cho trẻ em từ
12 đến dưới 18 nên thời điểm hiện tại cũng chỉ tiêm cho trẻ em từ 16 đến dưới
18. Tuy nhiên, việc quyết định tiêm cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 là lộ trình để
Nhà nước ta thực hiện tiêm chủng vaccine trong thời gian tới nếu như có đủ nguồn
vaccine.
Như vậy, việc Bộ y tế triển khai thu thập
ý kiến làm cơ sở để quyết định việc tổ chức tiêm vaccine cho trẻ em và tìm giải
pháp kiếm nguồn cung vaccine là hoàn toàn khoa học và phù hợp không chỉ pháp luật
và thực tiễn nhu cầu ở Việt Nam hiện nay. Nhưng, Mạnh Đỗ không những không chịu
tìm hiểu mà còn cố tình hướng lái dư luận ‘tẩy chay’ với lý do ‘một số người
cho rằng tính mạng sức khỏe con em họ là quan trọng’ để giật tít đưa tin ‘không
chấp nhận cho con em tiêm chủng thà đi học muộn’.
Bộ mặt thật của những kẻ chống phá Việt
Nam trong công tác phòng, chống dịch đã quá lộ liễu khi họ cố tình tung tin, tạo
tin giả, cắt ghép hình ảnh,… để hướng lái dư luận hiểu sai, không chấp hành và
gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch chung của từng địa phương và của cả
nước. Rõ ràng, những kẻ này chỉ mong muốn Việt Nam không khống chế được dịch, tỷ
lệ người chết vì dịch càng cao càng tốt,… nên chúng luôn tìm mọi cách để hướng
lái dư luận, kích động dư luận chống lại công tác phòng dịch của Việt Nam. Bài
viết của Mạnh Đỗ trên BBC cũng giống như những bài viết, luận điệu khác lan
truyền trên mạng xã hội đều hướng vào chỉ trích, công kích, đổ lỗi, quy chụp,
vu cáo,… mà không thấy có bất kỳ một ý tưởng nào, sáng kiến nào hay hành vi nào
giúp đỡ người dân Việt Nam vượt qua đại dịch.
Nhận xét
Đăng nhận xét