“Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy
nhìn những gì cộng sản làm” là câu cửa miệng quen thuộc của các nhà “dân chủ giả
cầy” và các thành phần “tự nhục”, không bao giờ thừa nhận về sự phát triển của
đất nước. Bởi đơn giản cái họ muốn nghĩ, muốn thấy và muốn nhiều người cùng
nghĩ, cùng thấy như họ là về một đất nước Việt Nam đầy rẫy những bất công, tiêu
cực, đói nghèo…
Nói về cụm từ “tự nhục”. Đây là một cụm
từ khá đặc biệt. Sẽ không thể tìm thấy nó trong bất kỳ bộ Từ điển Tiếng Việt
chính thống nào trước kia, mà chỉ trong thời gian gần đây, nó mới xuất hiện khá
phổ biến trên các trang mạng xã hội.
Cụm từ này dùng để chỉ trạng thái biểu
hiện của một bộ phận người trong xã hội, luôn tự hạ thấp bản thân và quốc gia,
dân tộc mình xuống, nhưng không phải để biểu hiện sự khiêm nhường, cầu thị, mà
trái lại, vừa hạ thấp giá trị của dân tộc mình, vừa có xu hướng đề cao những
giá trị ngoại, coi những thứ ngoại lai mà chủ yếu là các “giá trị phương Tây” mới
là chuẩn mực, là tiêu chuẩn cần hướng tới.
Như vậy, “tự nhục” chính là một dạng
“tiêu chuẩn kép”, mà trong con mắt của những kẻ “tự nhục”, những gì thuộc về quốc
gia, dân tộc mình sẽ luôn là xấu xa, tiêu cực, ngược lại, những thứ ngoại lai
thì luôn mỹ miều, tốt đẹp và được họ ca tụng hết lời.
Điều đáng nói ở đây, căn bệnh “tự nhục”
ý không chỉ dừng lại ở một số kẻ luôn nhân danh dân chủ, yêu nước, tiến bộ, mà
thông qua các công cụ, phương tiện truyền thông, nó bắt đầu có chiều hướng lây
lan sang nhiều thành phần xã hội khác nhau, cả người trẻ, cả người ít hiểu biết
lẫn người có tri thức, trình độ, thậm chí lây lan sang không ít học giả tên tuổi
và một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.
Có thể kể ra đây rất nhiều ví dụ về căn bệnh “tự nhục” hay “tiêu
chuẩn kép” của những dạng người này:
Nói về thế chiến thứ hai, rất nhiều người
đều khẳng định ý nghĩa của cuộc chiến chống lại chủ nghĩa phát xít, họ đều thừa
nhận về vai trò của Hồng quân Liên Xô cũng như những đóng góp của các nước đồng
minh, nhất là Quân đội Mỹ.
Tuy nhiên, khi nói về cuộc trường chinh gian khổ của dân tộc Việt
Nam, thì không ít người lại hoài nghi về tính tất yếu của cuộc đấu tranh đó và
ý nghĩa lịch sử trong các chiến thắng của dân tộc ta. Thậm chí họ còn cho rằng
chúng ta đã đuổi đi “một nền văn minh” sau năm 1954 và nhất là sau năm 1975. Thật
nực cười!
Nói về khoa học công nghệ, có những
fanpage cả triệu like luôn ra rả luận điệu: “người chế tạo ra máy móc nông nghiệp
ở Việt Nam toàn là nông dân”, “nông dân chế tạo xe thiết giáp”, “các giáo sư,
tiến sĩ, nhà khoa học Việt Nam đang ở đâu?”, “người Việt Nam thì đến cái ốc vít
còn không làm được”… Những nhận định mang tính “tự nhục” đó thực sự quá ấu trĩ,
không phân biệt được đâu là phát minh, sáng tạo, đâu là việc chế tạo và ứng dụng
các phát minh. Nực cười vô cùng!
Nói về thiên tai, khi xảy ra sự cố cháy rừng ở Hà Tĩnh, họ hô hào
“trực thăng cứu hỏa đâu”… rồi nhất loạt đổ cho “cộng sản ăn tiền thuế của dân”.
Trong khi đó, vụ cháy nhà thờ Đức Bà ở Pa – ri, hay vụ cháy rừng đang diễn ra
hai tháng nay ở Úc, cả Pháp và Úc đều sử dụng các công cụ, phương tiện cứu hỏa
không khác gì Việt Nam… thì hạng người “tiêu chuẩn kép” lại “pray for”. Thật
khó hiểu!
Nói về thể thao, khi chủ nhà
Philippines bị phê phán về cung cách tổ chức SEAGames 2019, các thành phần “tự
nhục” cho rằng: “Việt Nam đã hơn gì chưa mà nói”, “rồi người ta một năm chịu
nhiều bão, được thế là tốt rồi”… Ấy thế mà, khi Việt Nam chúng ta đăng cai tổ
chức các sự kiện quốc tế từ APEC, các hội nghị ASEAN, cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ –
Triều… thì họ lại không tin, thậm chí còn rêu rao “Cộng sản ngăn cấm người dân
tiếp cận Donal Trump”, “bảo vệ nguyên thủ nước người ta mà thế à”… Nực cười nhất
là khi đội tuyển Việt Nam vô địch bóng đá nam trong kỳ SEAGames vừa qua thì họ
lại bĩu môi, dè bỉu “chỉ là cái ao làng thôi”. Ô hay, chắc chẳng có gì làm họ
tin vào sự phát triển của đất nước và Việt Nam phải tệ – đó chính xác là điều
duy nhất những kẻ “tự nhục” tin.
Còn vô vàn “tiêu chuẩn kép” và những điều
“tự nhục” đến ngỡ ngàng: họ nhục vì đồng bào họ ăn thịt chó mà quên rằng Hàn quốc
cùng nhiều quốc gia khác, thịt chó được coi là một phần của văn hóa ẩm thực; họ
nhục vì dân tộc Việt Nam không tạo ra nhạc Rock and roll mà quên rằng Nhã nhạc
cung đình Huế, hát ca trù hay câu quan họ Bắc Ninh… của Việt Nam đã được UNESCO
công nhận là giá trị văn hóa phi vật thể, đó là niềm mơ ước của bao quốc gia,
dân tộc khác. Buồn cười hơn là với họ – những kẻ tự nhục – tất cả những gì còn
khiếm khuyết, các thói hư, tật xấu trong xã hội đều từ một nguồn gốc là “do cộng
sản” mà ra.
Ngót ngét cũng gần một thế kỷ các tác
phẩm “Số đỏ”, “Kỹ nghệ lấy tây”… của Vũ Trọng Phụng ra đời. Những nhân vật:
“ông, bà Văn Minh”, “bà Phó Đoan” hay “Xuân”, “Tuyết”, “Ách Nhoáng”, “Đội
Chóp”… những tưởng chỉ có trong tiểu thuyết văn học, ấy vậy mà giờ đây, những hệ
lụy từ chính sách ngu dân của chế độ thực dân, kết hợp với sự xuyên tạc, chống
phá của các thế lực thù địch, thì những “me Tây”, những kẻ sính ngoại… vẫn cứ tồn
tại đâu đó trong xã hội. Đúng như nhà tư tưởng Nhật Bản Fukuzawa Yukichi từng
nói: “Văn minh phương Tây… không có nghĩa là cái gì của họ cũng hoàn hảo”.
Đất nước Việt Nam đang từng ngày thay
da, đổi thịt, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao,
thế và lực của ta đã mạnh hơn hẳn so với trước kia. Đó là một thực tế đáng tự
hào và cũng đặt ra những thách thức to lớn, đòi họi mọi người dân nước Việt phải
nỗ lực hơn nữa, trước hết là để vượt qua chính mình, bởi bằng lòng với cái đã đạt
được là dấu hiệu của sự thụt lùi, suy vong.
Chẳng hề ngẫu nhiên khi các thế lực thù địch lại ra sức hô hào, cổ
xúy cho tư tưởng “tự ti” dân tộc, bằng cách này hay cách khác gieo rắc trạng
thái tâm lý “tự nhục” trong một bộ phận người Việt. Mục đích của những hành động
đó, không gì khác ngoài việc gây tâm lý e dè, tự ti trong nhân dân, xuyên tạc
thành quả xây dựng, phát triển đất nước, gây xói mòn lòng tin của nhân dân vào
công cuộc đổi mới, qua đó hòng phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam và chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay./.
Nhận xét
Đăng nhận xét