Phàm từ khi Pháp xâm lược vào nước ta,
cái văn hóa chúc mừng sinh nhật ở Âu Châu nó mới ùa vào. Sau này, chúng ta cũng
tổ chức kỷ niệm ngày sinh của những người có công với đất nước để coi đây là dịp
nhắc nhở về công lao, về những cống hiến của họ đối với sự phát triển của đất
nước.
Tầm như cái thời của Nguyễn Ánh, vị vua
đầu tiên của vương triều Nguyễn thì thứ văn hóa chúc mừng sinh nhật nó chưa có
mà người ta chỉ chăm chăm để ý đến ngày giỗ mà thôi. Bởi sinh thì nó tính lịch
Tây trong khi cái thời đó vẫn chủ yếu dùng lịch âm và truyền thống văn hóa về
ngày sinh nhật là không có.
Vậy mà vừa qua, Trung tâm bảo tồn di tích
cố đô Huế cũng Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc đã tổ chức dâng hương, kỷ niệm
260 năm ngày sinh Nguyễn Ánh mà đương thời chúng ta nói là kỷ niệm ngày sinh nhật.
Nó đã gây ra sự phản cảm khi thứ văn hóa đó áp vào 260 năm trước nó thật khập
khiễng và nhất là đối với Nguyễn Anh, một người gây tranh cãi trong lịch sử giữa
công và tội, khi công cũng thì cũng có mà tội thì to tướng.
Kỷ niệm ngày sinh của Nguyễn Ánh để họ
tiếp nối cái tinh thần, cái truyền thống kiên trì, kiên định theo đuổi ước mở,
đạt được mục tiêu bằng mọi giá kể cả khi là bán đất đai quê hương Tổ quốc.
Không dưới đôi ba lần, Nguyễn Ánh đem đất đai Tổ quốc để Pháp, Xiêm giúp đỡ
Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn có được ngôi vua. Nguyễn Ánh cũng mở ra một
triêu đại Nguyễn mà được biết đến là một triều đại thỏa hiệp, bán đất để giữ
ngôi trong suốt 150 năm tồn tại của nó. Đến vị vua cuối cùng của triều đại này
vẫn không thoát được phận con rối của phương Tây.
Nghiên cứu, khám phá lịch sử không phải
là làm mới lịch sử những gì đã cũ, phủ nhận chân lý hay công nhận cái vô lý. Vì
nếu không cẩn thận thì nhân danh khoa học, nhân danh văn hóa, chúng ta rơi vào
bẫy xét lại lịch sử khi công lao thì phủ nhận mà tội lỗi thiên thu thì được ân
xá thậm chí coi đó là đóng góp.
Đến như Ngô Tổng thống, kẻ tương quan
giống Nguyễn Ánh, kẻ lập nền cái chế độ bù nhìn VNCH bằng đất đai, chủ quyền đất
nước bị chính quân nực của ông ta, dưới sự gật đầu của Mỹ lật đổ, gi.ết ch.ết
và nhét trong xe thiết xa vận. Vậy mà giờ đây, đến ngay giỗ của Diệm, vài kẻ
tôn thờ 3 que vẫn tổ chức ngày giỗ tại mộ cho ông ta, vẫn cố dựng ông ta dậy
như một người “anh hùng” bởi chúng tìm mãi thì cả chế độ đó toàn kẻ bỉ ổi, bất
tài và tham lam. Không hiểu sau đôi trăm năm nữa, có ai tổ chức chúc mừng sinh
nhật cho Diệm không.
Thôi thì Nguyễn Phước tộc muốn tổ chức
sinh nhật cho Nguyễn Ánh là việc nội tộc, muốn thắp hương được thì phải xin
trung tâm quản lý di tích nhưng nâng tầm nó lên thành buổi kỷ niệm, chúc mừng
sinh nhật. Và đáng nói là thắp hương “trộm” không sao, ai lại mời cả phóng viên
báo Tuổi trẻ đến ngửi hương sinh nhật lại là cái dở rồi.
Nhận xét
Đăng nhận xét