Tiếp tục liên quan đến sự kiện chiến
tranh biên giới phía Bắc (17/2/1979) nhiều thành phần dân chủ cuội đang tích cực
xuyên tạc sự thật để hòng phủ nhận lịch sử hoặc hướng lái theo chiều hướng tiêu
cực. Trong số đó có CLB Lê Hiếu Đằng, một tổ chức không được thừa nhận luôn có
thái độ thách thức chính quyền đã đưa ra Tuyên bố 4 điểm liên quan đến sự kiện
này.
Xoay quanh yêu cầu 4 điểm mà CLB Lê Hiếu
Đằng phát đi trên fb của tổ chức này nhấn mạnh đến việc: 1) đòi đưa cuộc chiến
vào sách giáo khoa giảng dạy với nội dung chi tiết, cụ thể về việc Trung Quốc
xâm lược Việt Nam; 2) Đòi quy tập và tưởng niệm các chiến sỹ hi sinh; 3) Đòi hoạt
động tưởng niệm trở thành sinh hoạt tâm linh và 4 là phải có biện pháp ứng xử với
Trung Quốc mạnh mẽ tại Biển Đông.
Thoạt nhìn qua 4 điểm này có vẻ rất chí
lý, đánh vào tâm lý muốn được quan tâm của người dân về những mất mát trong chiến
tranh, nhưng nhìn kỹ có thể thấy rằng:
Thứ nhất, việc một tổ chức luôn có thái
độ chống đối chính quyền đòi hỏi yêu sách với một vấn đề lịch sử là không có
tính đại diện, thiếu cơ sở pháp lý. CLB Lê Hiếu Đằng chỉ là một tổ chức được dựng
lên để thực hiện dã tâm chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam theo các nước
phương Tây chứ không phải để phục vụ lợi ích chính đáng cho người dân Việt Nam
nói chung. Do đó việc đưa ra tuyên bố 4 điểm trên thực sự phi lý và đầy tính chất
cá nhân của nhóm người hòng lật đổ chế độ.
Thứ hai, người dân Việt Nam có quan điểm
ứng xử rõ ràng với lịch sử. Chẳng hạn việc Chính phủ Nhật Bản đề nghị đền bù
chiến tranh năm 1945 gây ra cho miền Bắc, người dân Việt Nam không đồng ý với
"đền bù" mà muốn chính phủ Nhật "hỗ trợ" nhân đạo cho Việt
Nam 1 lần duy nhất sau năm 1975 và không có đối tượng người dân nào kiện chính
phủ Nhật vì không nhận được đền bù do chiến tranh gây ra.
Nói thế để thấy rằng người Việt hiểu sử,
học sử bằng chính máu thịt và ứng xử với thái độ bao dung chứ không phải bằng sự
kỳ thị và ghen ghét với kẻ đã gây ra đau thương cho mình. Việt Nam có câu rằng
"đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại" chúng ta luôn học được
điều "khép lại quá khứ" hướng đến tương lai.
Nếu không có điều này thì bạn hãy thử
nghĩ rằng giờ đây Việt Nam có ngồi chung mâm được với Mỹ, Pháp, Nhật, Hàn,
Thái, Úc... những nước từng tham chiến tại Việt Nam trước đây.
Đừng dạy dân Việt học sử mà hãy học cách dân Việt ứng xử đối với lịch
sử đó mới là điều trân quý.
Nhận xét
Đăng nhận xét