Chuyển đến nội dung chính

LUẬN GIẢI VÌ SAO VIỆT NAM CHÚNG TA BỎ PHIẾU CHỐNG!

           Ngày 7/4, với tỷ lệ 93 nước ủng hộ, 24 nước bỏ phiếu chống và 58 nước bỏ phiếu trắng, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, liên quan tới chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine. Phiên họp này được tổ chức theo yêu cầu của Mỹ, sau khi Ukraine, Mỹ và đồng minh của họ cáo buộc Nga gây ra thảm sát Bucha khiến khoảng 100 người thiệt mạng. Việt Nam là một trong 24 nước bỏ phiếu chống. Xin mạn đàm đôi lời:

Người Việt Nam luôn yêu chuộng hoà bình, đã phải chiến đấu, hy sinh biết bao xương máu để có được một dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc. Hơn ai hết, Việt Nam hiểu rõ và trân quý giá trị của quyền con người và luôn luôn đấu tranh vì tiến bộ và phẩm giá của người Việt Nam nói riêng, vì sự bình đẳng của các dân tộc trên thế giới nói chung. Việt Nam quan ngại hết sức sâu sắc trước ảnh hưởng nặng nề của chiến sự tại Ukraine đối với người dân cũng như thông tin nhiều dân thường thiệt mạng những ngày qua. Tuy nhiên, vụ việc thảm sát ở Bucha hiện chỉ mới là thông tin một chiều, chưa được kiểm chứng hay tổ chức điều tra một cách trung thực, khách quan. Đó chỉ đơn thuần chỉ là cáo buộc của Ukraine, Mỹ và các nước đồng minh.

Điều này là rất vội vàng, chưa thực hiện theo đúng quy trình và luật pháp quốc tế. Hội đồng Bảo an Liên hợp Quốc không phải là đồ trong túi của Hoa Kỳ, vậy nên mọi việc cần tuân thủ luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp Quốc, không thể cảm tính, một chiều. Không thể lấy tiêu chuẩn kiểu Mỹ để làm thước đo cho nhân loại, khi mà chính cái thước đo đó lệch chuẩn và mang màu sắc áp đặt của sự bá quyền. Liên hợp Quốc không thể là Hán Hiến Đế, chỉ bày ra mang ý nghĩa tượng trưng và quyền điều hành thực chất thuộc vào tay gian hùng Tào Tháo (Mỹ). Thế giới đại đồng cần một Liên hợp quốc thực chất chứ không phải là một thứ gì đó mang ý nghĩa tượng trưng.

Việt Nam phản đối và lên án mọi hành vi tấn công dân thường, vi phạm luật quốc tế, luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế. Những thông tin như vậy cần được xem xét trên cơ sở kiểm chứng khách quan, minh bạch, với sự hợp tác của các bên liên quan. Mọi trao đổi, quyết định của các cơ quan, tổ chức quốc tế cần tuân thủ đúng quy trình, thủ tục hoạt động, dựa trên thông tin khách quan, có sự tham vấn rộng rãi với các nước, nhằm điều kiện thuận lợi hướng tới giải pháp cuối cùng.

Việt Nam không chọn phe nhưng nhất quyết chọn lẽ phải, chọn chân lý. Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc, cho rằng đây là thông tin do Ukraine dàn dựng để "làm mất uy tín của Nga", gây rối tiến trình đàm phán hòa bình cũng như để hợp thức hóa việc áp các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn với Moskva. Vậy tại sao không tiến hành điều tra tính trung thực. Không cho người Nga cơ hội để tự minh oan cho họ, dù họ đã rất nhiều lần đề nghị được cung cấp bằng chứng. Không lý những cáo buộc của Hoa Kỳ là chân lý, còn các nước không theo trục của họ thì nghiễm nhiên là sai trái?

Người Mỹ từng dùng một cái lọ có chứa loại bột màu trắng để quy kết là Iraq có vũ khí giết người hàng loạt, tạo cớ để xâm lược một quốc gia có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, sát hại Tổng thống Saddam Hussein. Mỹ cũng tạo ra nhiều cái cớ kiểu trên trời rơi xuống để xâm lược hoặc đánh phá Lybia, Syria, Ya Men, Nam Tư...vậy tại sao Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc lại ngó lơ, không hủy tư cách thành viên của Hoa Kỳ? Kể từ sau thế chiến thứ hai, người Mỹ đồng minh đã trực tiếp hay gián tiếp gây ra 31 cuộc chiến tranh trên toàn thế giới, giết chết hàng chục triệu người. Vậy không lý máu của nhân dân các dân tộc đó không có màu đỏ, không phải là đối tượng được bảo vệ?

Người châu Âu từng có câu nói để đời rằng, không có bữa sáng nào là miễn phí, miếng pho mát chỉ có trong cái bẫy chuột. Người Việt Nam tôn trọng quyền con người, lên án thảm sát dân thường nhưng không vội vàng khi mọi thứ chưa rõ ràng. Luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc phải được thực thi nhưng nó chỉ đúng đắn khi khách quan, trung thực, không chọn phe, không cảm tính. Việt Nam tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế nhưng chẳng thể ngồi trông chờ, ỷ lại bất kỳ nước nào cứu mình. Lịch sử của dân tộc Việt Nam đã chứng minh điều đó. Khi Việt Nam tự vệ và giúp Campuchia thoát hoạ diệt chủng, chỉ Liên Xô và một số nước anh em và những nước yêu chuộng hòa bình, công lý ủng hộ. Việt Nam có lập trường và lối đi của riêng mình. Không cần đến ông Thayer của nước Úc bận tâm./.

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG KẺ MANG DANH "TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM"

           Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta.           Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...

MAI PHAN LỢI - MỘT KỀN KỀN KHOÁC DANH NHÀ BÁO

           Đúng 5 năm sau khi rút thẻ nhà báo, kền kền Mai Phan Lợi bị cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố và bắt tạm giam để điều tra tội trốn thuế, theo điều 200 BLHS. Đây là hậu quả cho những gì mà Mai Phan Lợi đã làm, ngay từ thời anh ta còn làm nhà báo, thậm chí giữ chức vụ rất cao - Phó tổng thư ký tòa soạn, Trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật TP HCM tại Hà Nội.           Nhiều người biết đến Mai Phan Lợi thông qua sự kiện vụ mất máy bay Casa 212. Năm 2016, trong khi nhân dân cả nước đang hàng ngày ngóng chờ các tin tức mới nhất tìm kiếm 9 sỹ quan, cán bộ, chiến sĩ mất tích cùng máy bay CASA 212 trong lúc thực hiện nhiệm vụ; tuy nhiên, không hiểu vì động cơ gì, nhà báo Mai Phan Lợi, quản trị Diễn đàn nhà báo trẻ - đã ngay lạ...

TẠI SAO GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU ĐÓNG FACEBOOK?

          Ngày 26/6 vừa qua, trên trang fb cá nhân của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu vừa quyết định sẽ rời bỏ mạng xã hội Facebook. Không đưa ra lý do cụ thể khi quyết định rời Facebook, Giáo sư Châu cho biết, thời gian gần đây không còn cảm giác hào hứng với mạng xã hội nói chung và Facebook nữa. Ngô Bảo Châu viết: "Tôi nhận thấy rằng trang FB này không còn là kênh thích hợp để tôi tiếp nhận thông tin, tri thức cũng như để tôi chia sẻ suy nghĩ của mình nữa".           Nhiều người ngạc nhiên với quyết định của Ngô Bảo Châu, nhưng nếu theo dõi những hoạt động, trong đó có những "phốt" của anh giáo sư này trên mạng xã hội Facebook, thì nhiều người sẽ không ngạc nhiên. Là một người được dư luận quan tâm, khi trở thành nhà toán học đầu tiên của Vie...