Lịch sử được ví như dòng nước, chảy mãi
không ngừng, thao thao bất tuyệt. Lịch sử là những gì đã từng xảy ra trong quá
khứ, phải được chép lại, ghi lại, giáo dục cho muôn đời sau. Cụ Hồ từng dạy:
“Dân ta phải biết sử ta/cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Để cho đồng bào
tường gốc tích, hiểu rõ nguồn cội và những thăng trầm trong lịch sử gần 5000
năm dựng nước và giữ nước thì bộ môn lịch sử chính là xương sống, là trụ cột để
kết nối tiếng vọng của ngàn năm với hiện tại và là cơ sở để các thế hệ tiếp
theo dựa vào đó để tiếp nối, kế thừa và phát huy, giữ gìn bản sắc và truyền thống
hào hùng dân tộc ta. Không nghiễm nhiên mà khi xâm lược đất nước ta, các thế lực
ngoại bang luôn đốt phá các công trình di tích, sử sách và những gì liên quan đến
cội nguồn, văn hóa của dân tộc. Ngày nay, các thế lực thù địch tinh vi và xảo
quyệt, cố tìm đủ mọi cách hòng xóa bỏ chế độ ta; trong đó xuyên tạc lịch sử là
vấn đề được chúng quan tâm, đánh phá.
I. ÂM MƯU VÀ THỦ ĐOẠN:
Mưu đồ xét lại lịch sử, phủ nhận thành
quả cách mạng, thậm chí xuyên tạc lịch sử đã xuất hiện những năm gần đây. Đây
là vấn đề tiềm ẩn những nguy hại khôn lường đến tương lai, sự tồn vong của chế
độ, của chính quyền nhân dân và quốc gia, dân tộc; là âm mưu thâm độc nhất mà
các thế lực thù địch, các tổ chức phản động lưu vong ở hải ngoại đang “vận hết
công lực” để đánh phá ta. Nguy hiểm hơn là chính một số “người Cộng sản viết sử”
có trình độ và am tường về lịch sử, những người đang được tổ quốc, nhân dân tín
nhiệm, giao phó chép sử, viết sử cho dân tộc để lại cho muôn đời sau lại đang
có tư tưởng, hành động cổ súy cho việc “cạo lông, rửa mặt cho giặc”; bóp méo sự
thật, hủy hoại những giá trị bất diệt của lịch sử dân tộc ta trong thời đại Hồ
Chí Minh; đó mới là điều đáng buồn, đáng đau và đáng hận!.
Tư tưởng đòi xét lại lịch sử, phủ nhận
thành quả cách mạng có xu hướng gia tăng với nhiều vụ việc đáng lo ngại, như:
Đòi bỏ cụm từ ngụy quân, ngụy quyền vốn đã Đảng, nhà nước, Bác Hồ và nhân dân
ta dùng để gọi đám tay sai, bán nước, thờ ngoại bang để giày xéo đất nước, quê
hương, chia đôi giang sơn của tổ tiên để lại. Đòi công nhận, tôn vinh một số
tên việt gian phản quốc như Trương Vĩnh Ký, Phan Thanh Giản, Gia Long... Xét lại
lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ; phỉ báng lịch sử, xúc phạm hình tượng Lê Văn
Tám, Võ Thị Sáu, thậm chí xuyên tạc, hạ bệ cả Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng
Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Lê Đức Anh và một số lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà
nước và Quân đội ta. Nguy hiểm hơn, họ còn xuyên tạc cho rằng cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước là nồi da xáo thịt, là nội chiến, là hy sinh hàng triệu nhân
mạng vô ích; cho rằng chúng ta đánh Pháp và Mỹ là đánh đuổi hai nền văn minh
nhân loại, Pháp đánh nước ta là để mượn đường chiếm Trung Quốc...
Mục đích cuối cùng của chúng là hạ bệ
thần tượng, “chặn dòng nguồn nước”, “rút đá móng tường”, phủ nhận vai trò lịch
sử của Đảng ta trong việc dẫn dắt dân tộc đến bến bờ hành phúc như hôm nay, phủ
nhận Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xóa nhòa công lao to lớn, vĩ
đại của Đảng, của Bác Hồ, của Quân đội ta hòng đòi lật đổ Đảng, chính quyền
nhân dân để đưa đất nước theo chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập kiểu
Mỹ, phương Tây.
II. NỖI ĐAU “ĐOẠN TRƯỜNG” CỦA LIÊN XÔ
VÀ CÁC NƯỚC XHCN:
Đây là chiêu bài không hề mới mẽ, thậm
chí nó đã một thời là nỗi đau “đoạn trường” của những người Cộng sản khi Liên
Xô - Hòn đá tảng của Chủ nghĩa Cộng sản bị đánh sập, không phải vì những tràng
đại bác của Chủ nghĩa Đế quốc mà bằng tổng hợp các đòn đánh của chiến lược diễn
biến hòa bình mà trong đó việc lật sử chính là đòn đánh vào tử huyệt, làm tê liệt
những người Cộng sản Liên Xô!
Chính những kẻ từng là Đảng viên Đảng Cộng
sản Liên Xô bị thoái hóa, biến chất toàn diện; thay vì bảo vệ Đảng, bảo vệ chế
độ thì họ lại chuyển sang phê phán, phủ định Cách mạng Tháng Mười, Chủ nghĩa
Lênin và chính Lênin, bãi bỏ môn học Chủ nghĩa Mác-Lênin trong trường học. Cơn
lốc xét lại lịch sử ngày càng mạnh mẽ, lôi cuốn toàn bộ xã hội. Một số tờ báo
và tạp chí cấp tiến, như: Họa báo, Tia lửa và Tin tức Moscow công khai phủ định
quá khứ, phủ định lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô, phủ định CNXH.
Chiến dịch xét lại lịch sử diễn ra rầm
rộ nhằm xem xét lại vai trò của V.I.Lênin và Hồng quân trong chiến tranh vệ quốc,
xuyên tạc, bóp méo lịch sử, bôi nhọ các gương anh hùng cách mạng. Khi hình tượng
V.I.Lênin bị đánh sụp thì Đảng cũng tự đào hố chôn mình và đó cũng là lúc
Gorbachev tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản Liên Xô dẫn đến sự tan rã của Liên
bang Cộng hòa XHCN Xô viết. Đau xót trước sự công phá khủng khiếp của trào lưu
xét lại lịch sử, năm 1991 nhà thơ Tố Hữu đã viết bài thơ có đoạn:
“Cả đàn sói chồm lên, cắn vào lịch sử
Cào chiến công, xé cả xác anh hùng
Ôi! nỗi đau này là nỗi đau chung
Lương tâm hỡi lẽ nào ta tự sát?”
Đất nước ta, trong những năm gần đây cũng
có hiện tượng nở rộ “mùa xuân lật sử” của đám xét lại lịch sử, tuy chưa đến mức
như ở Liên Xô vào những năm của thập kỷ 80, song cũng đến lúc phải nâng cao cảnh
giác; báo động và kiên quyết đấu tranh loại bỏ chúng.
III. NHẬN DIỆN VÀ ĐẬP TAN ÂM MƯU THỦ ĐOẠN
CỦA BỌN GIẶC KHI CHÚNG ĐANG “CHỒM LÊN CẮN VÀO LỊCH SỬ”
1. Tất cả những vấn đề nêu trên, chúng
ta có thể nói rằng, ở nước ta đang có sự hình thành Chủ nghĩa xét lại trong
ngành lịch sử, một nguy cơ hiện hữu nếu chúng ta không nhận diện rõ thì hậu quả
của nó là khó lường. Tất cả những người dân yêu nước, cán bộ, đảng viên, lực lượng
vũ trang nhân dân… đặc biệt là các cựu chiến binh, những người đã vào sinh ra tử
để “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” năm xưa hãy tiếp tục lên tiếng để đánh
trả bọn lật sử, bọn cổ súy cho lật sử và bọn đang hà hơi tiếp sức cho chúng bằng
những đòn đánh trực diện, những đòn đánh mang tinh thần và khí phách của Chủ
nghĩa Anh hùng Cách mạng, không để chúng đổi trắng thay đen, không để chúng “cắn
vào lịch sử. Đề xuất Trung ương xem xét, cân nhắc, đừng để đến khi “cả bầy sói
chồm lên cắn vào lịch sử… Lương tâm hỡi, lẽ nào ta tự sát…”; khi đó thì ván đã
đóng thuyền.
2. Trong những năm qua, bộ môn giáo dục
lịch sử sa sút, học sinh, sinh viên không muốn học sử, đã thế Bộ Giáo dục - Đào
tạo lại còn biến lich sử ở chương trình THPT thành môn học thứ yếu, tự chọn, ai
không thích học thì thôi. Trước thực trạng xem nhẹ môn lịch sử, cần thiết phải
đề xuất tổng hợp các giải pháp để biến môn Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc ở
các cấp, tính từ bậc Tiểu học trở lên; có thế mới giáo dục cho thế hệ trẻ về
truyền thống yêu nước, thương nòi; trân quý và yêu hơn về đất nước, con người
Việt Nam, yêu hơn về giá trị của hòa bình, để không còn tình trạng những đứa trẻ
miệng còn hôi sữa nhưng đã lật lộng, đã phản phúc, đã vô ơn với công lao của tiền
nhân, những người đã hy sinh máu xương để cho chúng được sống trong một đất nước
thái bình. Dốt nát về lịch sử là tiền đề để dốt nát về chính trị, ngu dân, dễ bị
nhồi sọ và nguy cơ vong quốc hiện hữu.
3. Hãy loại bỏ và đánh gục cái tư tưởng
“cố thủ thành trì”, bảo vệ cái ghế của mình của cán bộ, đảng viên; những người
thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; các cơ quan có thẩm quyền phải
làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục CBĐV tham gia đấu tranh chống luận điệu
xuyên tạc của giặc. Phải định hướng và khơi dậy lòng yêu nước, cho họ thấm thía
vì sao phải bảo vệ thành quả cách mạng, phê phán và đẩy lùi mọi âm mưu, thủ đoạn
hạ thấp thành quả cách mạng, xuyên tạc lịch sử để họ tự giác bảo vệ sự thật lịch
sử, bảo vệ những chiến công, thành quả của cách mạng như những điều thiêng
liêng nhất. Với những người là cán bộ, đảng viên đang tham gia “trào lưu” lật sử,
cổ súy cho lật sử, nói và viết xuyên tạc lịch sử thì phải kịp thời “thổi còi”
vì đó chính là những biểu hiện của "tự diễn biến", "tự chuyển
hóa".
4. Phải xem những hiện tượng xuyên tạc
lịch sử, bôi nhọ lịch sử là hành vi phá hoại, như đào phá vào nền móng, chân tường
của ngôi nhà hòa bình, độc lập của Tổ quốc. Phát hiện và ngăn chặn những dòng
tiền từ hải ngoại gửi về để nuôi dưỡng cho đám giặc nội xâm đang tiếp tay cho
chúng; không để đồng tiền làm hoa mắt, chuyển tâm, trở cờ theo giặc để xuyên tạc
lịch sử. Bảo vệ không chỉ bằng làm tốt việc giáo dục lịch sử, giáo dục truyền
thống mà còn phải gắn với bảo vệ thể chế, bảo vệ cuộc sống hòa bình, ổn định,
phát triển đất nước, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh
thần của nhân dân. Thế hệ đi sau trên nền tảng thành quả của người đi trước phải
trân trọng, vun đắp và biết phát huy để những thành quả ấy ngày càng đơm hoa, kết
trái; để lịch sử như tấm gương soi, giúp thế hệ sau soi vào cả quá khứ và hiện
tại, tương lai với sự trân trọng, biết ơn, rút ra những bài học kinh nghiệm quý
giá.
5. Không gian mạng là một chiến trường
không tiếng súng nhưng vô cùng khóc liệt; hiện nay Việt Tân và các tổ chức phản
động đang dồn sức, bơm tiền vào trong nước để nuôi dưỡng bọn có trí thức nhưng
trở cờ, bọn lưu mạnh nhân danh “Quốc sử”, bọn lười lao động nên làm tay sai cho
giặc để kiếm tiền để trác táng ăn chơi; trên không gian mạng ngày càng nhiều hội,
nhóm, facebook cá nhân đang muốn “cạo lông, rửa mặt, bôi son” cho cái thây ma
đã thối 47 năm qua, chúng ca ngợi lũ ngũy tặc hết lời; bôi nhọ, phủ định chế độ
ta. Mọi người nên bớt thì giờ và công sức để dành thời gian vàng ngọc của mình
đấu tranh, phản bác và lột trần bộ mặt đê hèn của chúng.
Đối với âm mưu, thủ đoạn của bọn Việt
gian lật sử thì chúng ta cần đoàn kết, nhất trí, trên dưới một lòng để kiên quyết
đấu tranh với chúng đến cùng; cần đào tận gốc, tróc tận rễ! Không thể khoan nhượng
với bọn đòi cạo lông, rửa mặt cho giặc! Kẻ thù trong lòng ta mới là kẻ thù nguy
hiểm nhất, không thể tự tay đâm vào yết hầu của tổ quốc những nhát chí mạng,
không thể xem môn lịch sử là môn thứ yếu, tự chọn. Giang sơn vạn dặm, huyết lệ
đôi hàng, đừng để khi hối thì đã muộn màng. Xin mượn hai câu thơ của nhà thơ Tố
Hữu để kết thúc bài viết này:
“Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu... "!
Nhận xét
Đăng nhận xét