Những ngày qua, từ vụ triển lãm nọ đã
kịp tuýt còi trước giờ khai mạc, vô hình chung lại làm dân chúng biết đến tay
“họa sĩ Zoombie” và những tác phẩm của y. Không nói đến thứ hội họa gây tranh
cãi của y nữa, đây mới là cái công chúng cần trầm trồ và lan tỏa khi nói về
Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu của quân và dân
ta. Không cần đi đâu xa đâu “họa sĩ Zoombie” ợ, cứ nhìn vào tác phẩm này mà xem
lại, học lại về kiến thức lịch sử, tư duy nghệ thuật và đạo đức tay nghề nhé!
Đó là bức tranh panorama toàn cảnh về
Chiến dịch Điện Biên Phủ được thực hiện tại tầng 2 Bảo tàng Chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ (đường Võ Nguyên Giáp, phố 3, phường Mường Thanh, thành phố Điện
Biên Phủ, tỉnh Điện Biên), một tác phẩm nghệ thuật hoành tráng, độc đáo bằng
chất liệu sơn dầu. Người chủ trì tác phẩm là họa sĩ Nguyễn Văn Mạc cùng với các
cộng sự, đã dành khoảng hơn 1.200 ngày, trong đó hơn 500 ngày vẽ phác thảo và
khoảng hơn 750 ngày vẽ chính thức ngay tại Điện Biên. Bố cục của tác phẩm hình
tròn, dài 132m, cao 20,5m, đường kính 42m, tổng diện tích là 3.225m², tái hiện
sống động hơn 4.500 nhân vật, khung cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ cùng với phần
nghệ thuật sắp đặt, trưng bày các hiện vật vô cùng độc đáo.
Bức tranh gồm 4 trường đoạn:
Trường đoạn 1 “Toàn dân ra trận”: là
hình ảnh những đoàn xe đạp thồ vận chuyển hàng cung cấp cho chiến dịch; hình
ảnh hàng trăm chiến sĩ kéo pháo vào mặt trận… được tái hiện hết sức sinh động
và chân thật.
Trường đoạn 2 “Khúc dạo đầu hùng
tráng”: với điểm nhấn là trận Him Lam mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trận Him
Lam đã giáng một đòn nặng nề vào tinh thần của quân Pháp đồng thời cổ vũ các
chiến sĩ của ta có thêm sức mạnh, củng cố niềm tin vào những trận đánh tiếp
theo.
Trường đoạn 3 “Cuộc đối đầu lịch sử”:
là những hình ảnh hầm hào, dây thép gai, trận đánh giáp lá cà… phản ánh sự khốc
liệt của chiến trường. Trường đoạn kết thúc bằng hình ảnh cột khói từ quả bộc
phá trong lòng đồi A1.
Trường đoạn 4 “Chiến thắng”: Đối lập
với hình ảnh thất bại của Pháp là hình ảnh quân ta vùng lên đánh chiếm tập đoàn
cứ điểm Điện Biên Phủ, điểm nhấn là Lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của Quân
đội Nhân dân Việt Nam kiêu hãnh tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến
dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi.
Bức tranh được đánh giá là công trình
đột phá, là kỳ tích của mỹ thuật Việt Nam.
Đấy, nếu có ý định làm hội họa về chủ
đề lịch sử, thì còn phải học hỏi nhiều lắm “họa sĩ Zoombie” ạ!
Nhận xét
Đăng nhận xét