Chuyển đến nội dung chính

GÁC LẠI CÙNG HỢP TÁC NHƯNG KHÔNG LÃNG QUÊN

Có ai đó đã nói rằng: “Nếu muốn biết chiến tranh đáng sợ như thế nào, hãy hỏi những người Việt Nam. Nếu muốn tìm đến một quốc gia trân trọng hòa bình đến cỡ nào, hãy đến Việt Nam”.

Lịch sử Việt Nam là lịch sử của những cuộc chiến tranh. Trong thời phong kiến, sau mỗi cuộc chiến với người hàng xóm phương Bắc thì triều đình nước ta đều cử sứ thần sang triều cống, thiết lập lại mối quan hệ bình thường, mong cho người dân hai nước sống trong hòa bình, thịnh vượng và phát triển. Các cụ có câu: “Tránh voi chẳng xấu mặt nào”. Nhưng, không có nghĩa là những cuộc chiến ấy bị lãng quên.

Trong mối quan hệ với Hoa Kỳ, Việt Nam cũng giữ vững tinh thần ấy, một tinh thần gác lại lịch sử để cùng hợp tác, nhưng không lãng quên.

Bên lề những thông tin Việt Nam - Hoa Kỳ hợp tác về nhiều mặt như kinh tế, năng lượng, biến đổi khí hậu, chính sách công… thì Việt Nam vẫn khéo lẽo nhắc lại những biến cố lịch sử đã qua của hai quốc gia. Nhắc lại để làm gì? Để 2 quốc gia cùng rút ra bài học rằng, dù đã từng đối đầu nhưng không có nghĩa là mãi mãi đối đầu, dù từng uýnh nhau “sứt đầu mẻ trán” nhưng không có nghĩa là vĩnh viễn không thể làm bạn.

Ví dụ như khởi đầu chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thông tin Chính phủ nhắc lại một sự kiện đã diễn ra cách đây 77 năm, đó là sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Tổng thống Harry Truman vào ngày 16/02/1946 bày tỏ mong muốn độc lập dân tộc và sẵn sàng cho việc hai quốc gia thiết lập quan hệ toàn diện. Mong muốn hòa hợp, hòa bình của Việt Nam đã có từ rất lâu rồi chứ không phải là mới đây. Việt Nam tiếp tục củng cố mong muốn ấy một lần nữa khi Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tượng đài Tổng thống Thomas Jefferson - tác giả của bản “Tuyên ngôn độc lập” của nước Mỹ, một tư liệu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn nguồn trong “Tuyên ngôn độc lập” đọc tại Quảng trường Ba Đình vào 02/09/1945.

Một thông tin khác cùng thời điểm chuyến đi trên, đó là thông tin các lãnh đạo cấp cao Việt Nam tham gia khánh thành nghĩa trang Hàng Keo và thăm nghĩa trang Hàng Dương ở Côn Đảo. Bất cứ một người Việt Nam yêu lịch sử nào cũng biết về “địa ngục trần gian” Côn Đảo - nơi có hàng ngàn liệt sĩ Việt Nam đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến. Không rõ là vô tình hay cố ý, nhưng có thể là một thông điệp ngoại giao đầy khéo léo, nhắc lại những bi thương trong quá khứ, khẳng định tinh thần đấu tranh hết mình vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

Chưa hết, Thông tin Chính phủ đăng bài viết cho biết Việt Nam còn 200 ngàn liệt sĩ chưa tìm được hài cốt, phía Hoa Kỳ cũng còn nhiều quân nhân mất tích. Và hai quốc gia đang hợp tác từng giây phút, từng ngày tháng, cùng chia sẻ thông tin và cùng tìm kiếm. Đây là một nỗ lực cùng nhau giải quyết hậu quả chiến tranh, thể hiện tinh thần nhân đạo của cả hai quốc gia. Cuối dòng thông tin này, là lời đề nghị Hoa Kỳ giải quyết hậu quả chiến tranh với 3 triệu người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam, rà phá bom mìn, tẩy sạch chất độc. Hãy chú ý vào cụm từ “đề nghị” chứ không phải là “mong muốn” hoặc “đề xuất” - cụm từ “đề nghị” mang một tâm thế ngang bằng, sòng phẳng. Thông tin trên là một lời nhắc về những hậu quả chiến tranh mà Hoa Kỳ đã gây ra với người dân Việt Nam. Và dĩ nhiên, hai quốc gia đã, đang và sẽ cùng khắc phục, cùng hợp tác, cùng xóa đi đau thương chứ không phải chỉ là trách từ một bên. Muốn đi nhanh hãy đi một mình muốn đi xa hãy đi cùng nhau…!

Lịch sử giữa 2 quốc gia từng là đau thương, là mất mát, là tàn phá, là hy sinh, là mâu thuẫn. Và Việt Nam cũng muốn thể hiện rằng, lịch sử cũng có thể là hòa hợp, hợp tác, từ những gì đã qua, phải ghi nhớ và cùng rút ra bài học.

Nếu muốn biết rằng có một quốc gia sẵn sàng gác lại những mâu thuẫn để cùng phát triển, đáp án là Việt Nam.

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG KẺ MANG DANH "TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM"

           Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta.           Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...

MAI PHAN LỢI - MỘT KỀN KỀN KHOÁC DANH NHÀ BÁO

           Đúng 5 năm sau khi rút thẻ nhà báo, kền kền Mai Phan Lợi bị cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố và bắt tạm giam để điều tra tội trốn thuế, theo điều 200 BLHS. Đây là hậu quả cho những gì mà Mai Phan Lợi đã làm, ngay từ thời anh ta còn làm nhà báo, thậm chí giữ chức vụ rất cao - Phó tổng thư ký tòa soạn, Trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật TP HCM tại Hà Nội.           Nhiều người biết đến Mai Phan Lợi thông qua sự kiện vụ mất máy bay Casa 212. Năm 2016, trong khi nhân dân cả nước đang hàng ngày ngóng chờ các tin tức mới nhất tìm kiếm 9 sỹ quan, cán bộ, chiến sĩ mất tích cùng máy bay CASA 212 trong lúc thực hiện nhiệm vụ; tuy nhiên, không hiểu vì động cơ gì, nhà báo Mai Phan Lợi, quản trị Diễn đàn nhà báo trẻ - đã ngay lạ...

TẠI SAO GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU ĐÓNG FACEBOOK?

          Ngày 26/6 vừa qua, trên trang fb cá nhân của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu vừa quyết định sẽ rời bỏ mạng xã hội Facebook. Không đưa ra lý do cụ thể khi quyết định rời Facebook, Giáo sư Châu cho biết, thời gian gần đây không còn cảm giác hào hứng với mạng xã hội nói chung và Facebook nữa. Ngô Bảo Châu viết: "Tôi nhận thấy rằng trang FB này không còn là kênh thích hợp để tôi tiếp nhận thông tin, tri thức cũng như để tôi chia sẻ suy nghĩ của mình nữa".           Nhiều người ngạc nhiên với quyết định của Ngô Bảo Châu, nhưng nếu theo dõi những hoạt động, trong đó có những "phốt" của anh giáo sư này trên mạng xã hội Facebook, thì nhiều người sẽ không ngạc nhiên. Là một người được dư luận quan tâm, khi trở thành nhà toán học đầu tiên của Vie...