Chuyển đến nội dung chính

HY LẠP ỦNG HỘ VIỆT NAM TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC VÀ HỢP TÁC TOÀN DIỆN VỚI EU

Tổng thống Katerina Sakellaropoulou khẳng định Hy Lạp ủng hộ Việt Nam tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện với EU, khai thác các tiềm năng to lớn của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã đi vào hiệu lực.

Sáng 16/5, sau Lễ đón chính thức, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou đã tiến hành hội đàm. Tại hội đàm, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh và đánh giá cao chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou, tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa hai nước.

Tổng thống Katerina Sakellaropoulou đánh giá cao những thành tựu quan trọng về mọi mặt mà Việt Nam đã đạt được trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập trước đây cũng như công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ngày nay; khẳng định Hy Lạp coi trọng vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam tại khu vực và trên thế giới, mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực.

Trao đổi về quan hệ song phương, hai bên vui mừng nhận thấy quan hệ hợp tác giữa hai nước đã có bước phát triển tốt đẹp kể từ chuyến thăm Hy Lạp của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hy Lạp Karolos Papoulias trong năm 2008, cũng như các chuyến thăm gần đây của Bộ trưởng Ngoại giao Hy Lạp Nikos Kozias tới Việt Nam (2017); của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (2018) và Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tới Hy Lạp (11/2021).

Hai bên đã trao đổi và thống nhất các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước và nhất trí tăng cường tiếp xúc, trao đổi đoàn các cấp, không chỉ ở cấp cao mà còn ở cấp các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước. Hai nhà lãnh đạo nhất trí giao cho hai Bộ Ngoại giao làm đầu mối rà soát, kết nối, thúc đẩy hợp tác hai nước. Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Hy Lạp trong việc viện trợ vaccine cho Việt Nam phòng chống dịch COVID-19.

Hai nhà lãnh đạo vui mừng nhận thấy mặc dù chịu tác động của dịch bệnh COVID-19, trao đổi thương mại song phương giữa Việt Nam và Hy Lạp vẫn đạt mức tăng trưởng, năm 2021 đạt 447 triệu USD, tăng 33% so với năm 2020, cao gấp đôi mức tăng trưởng 15% của thương mại Việt Nam – EU. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Katerina Sakellaropoulou nhất trí cùng nỗ lực thúc đẩy quan hệ kinh tế có lợi cho cả hai bên, khuyến khích và tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước tăng cường tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm và kết nối đối tác, tập trung vào một số lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu và Hy Lạp có thể mạnh như đóng tàu, sửa chữa tàu, cung ứng dịch vụ vận tải biển, năng lượng, nông nghiệp... Để tạo khuôn khổ cho hợp tác kinh tế hai nước trong thời gian tới, hai bên nhất trí thúc đẩy đàm phán để hoàn tất khuôn khổ pháp lý Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và Hiệp định vận tải hàng hải.

Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực song phương khác như hợp tác quốc phòng, an ninh, văn hóa, giáo dục, thể thao, du lịch và giao lưu nhân dân. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn lãnh đạo và cơ quan chức năng Hy Lạp đã tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt Nam tại Hy Lạp sinh sống, làm ăn và học tập ổn định tại Hy Lạp, góp phần làm cầu nối giữa nhân dân hai nước.

Trên tinh thần hiểu biết, thẳng thắn và tin cậy lẫn nhau, hai bên nhất trí sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là trong ứng phó các thách thức phi truyền thống như dịch bệnh, biến đổi khí hậu trong các khuôn khổ Liên hợp quốc, Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), hợp tác ASEAN – EU. Tổng thống Katerina Sakellaropoulou khẳng định Hy Lạp ủng hộ Việt Nam tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện với EU, khai thác các tiềm năng to lớn của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã đi vào hiệu lực, góp phần tăng trưởng thương mại mạnh mẽ giữa Việt Nam và Hy Lạp.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Hy Lạp đã sớm phê chuẩn Hiệp định đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) và đề nghị Hy Lạp ủng hộ và thúc đẩy EU gỡ bỏ thẻ vàng đối với thủy sản Việt Nam (IUU).

Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề duy trì hoà bình, ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải ở các khu vực trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS)1982.

Sau hội đàm, hai lãnh đạo đã có cuộc gặp gỡ báo chí chung, thông báo những kết quả chính trong cuộc hội đàm, nhấn mạnh việc hai bên nhất trí cùng nhau phối hợp chặt chẽ đưa quan hệ Việt Nam – Hy Lạp lên tầm cao mới, đưa hợp tác trên các lĩnh vực đi vào chiều sâu, phát huy những thế mạnh bổ sung cho nhau giữa hai nước, quan tâm thúc đẩy hợp tác kinh tế, đồng thời hợp tác chặt chẽ, cùng đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới./.

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG KẺ MANG DANH "TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM"

           Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta.           Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...

MAI PHAN LỢI - MỘT KỀN KỀN KHOÁC DANH NHÀ BÁO

           Đúng 5 năm sau khi rút thẻ nhà báo, kền kền Mai Phan Lợi bị cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố và bắt tạm giam để điều tra tội trốn thuế, theo điều 200 BLHS. Đây là hậu quả cho những gì mà Mai Phan Lợi đã làm, ngay từ thời anh ta còn làm nhà báo, thậm chí giữ chức vụ rất cao - Phó tổng thư ký tòa soạn, Trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật TP HCM tại Hà Nội.           Nhiều người biết đến Mai Phan Lợi thông qua sự kiện vụ mất máy bay Casa 212. Năm 2016, trong khi nhân dân cả nước đang hàng ngày ngóng chờ các tin tức mới nhất tìm kiếm 9 sỹ quan, cán bộ, chiến sĩ mất tích cùng máy bay CASA 212 trong lúc thực hiện nhiệm vụ; tuy nhiên, không hiểu vì động cơ gì, nhà báo Mai Phan Lợi, quản trị Diễn đàn nhà báo trẻ - đã ngay lạ...

TẠI SAO GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU ĐÓNG FACEBOOK?

          Ngày 26/6 vừa qua, trên trang fb cá nhân của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu vừa quyết định sẽ rời bỏ mạng xã hội Facebook. Không đưa ra lý do cụ thể khi quyết định rời Facebook, Giáo sư Châu cho biết, thời gian gần đây không còn cảm giác hào hứng với mạng xã hội nói chung và Facebook nữa. Ngô Bảo Châu viết: "Tôi nhận thấy rằng trang FB này không còn là kênh thích hợp để tôi tiếp nhận thông tin, tri thức cũng như để tôi chia sẻ suy nghĩ của mình nữa".           Nhiều người ngạc nhiên với quyết định của Ngô Bảo Châu, nhưng nếu theo dõi những hoạt động, trong đó có những "phốt" của anh giáo sư này trên mạng xã hội Facebook, thì nhiều người sẽ không ngạc nhiên. Là một người được dư luận quan tâm, khi trở thành nhà toán học đầu tiên của Vie...