Mới đây nhiều tờ báo ca ngợi em Tăng
Vân Khanh, học sinh lớp 12 Văn, trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương vừa đỗ
7 trường Đại học Mỹ danh giá và được cấp các mức học bổng với tổng trị giá lên
đến hơn 25 tỷ đồng từ một bài luận 650 từ viết về người Mỹ trong cuộc chiến
tranh xâm lược Việt Nam. Tuy nhiên, điều đáng nói là em đã tư duy theo cách gọi
của người Mỹ về "cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam" là “Cuộc chiến
tranh Việt Nam". Tôi cứ đặt câu hỏi ai đã dạy em cách gọi ấy và không biết
gia đình, dòng họ em có ai hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
không nhưng rõ ràng đây là một chiêu trò tẩy trắng cuộc chiến tranh xâm lược Việt
Nam của người Mỹ khi họ chọn chủ đề du học là cuộc chiến tranh xâm lược Việt
Nam!
Rõ ràng là, 21 năm Mỹ xâm lược Việt
Nam, chia đôi đất nước để dễ bề thôn tính, hàng triệu người Việt Nam đã đổ máu
để đổi lấy thống nhất, độc lập trước 1 đội quân đế quốc xâm lược. Thế mà, không
biết tự bao giờ mà một bộ phận giới trẻ Việt Nam hôm nay như Tăng Vân Khanh lại
có thể gọi là "Cuộc chiến tranh Việt Nam? rồi ngày mai, ngày kia những đứa
con của Tăng Vân Khanh có tiếp tục được chính người mẹ các cháu có dạy cho các
cháu như vây không. Nếu đúng như thế thì thật là đau buồn!
Tôi còn nhớ, Cách đây 27 năm, ngày
11/7/1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chính thức tuyên bố bình thường hóa
quan hệ ngoại giao với Việt Nam; rạng sáng ngày 12/7/1995 (giờ Việt Nam), Thủ
tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt đã chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại
giao với Mỹ. Đây là kết quả của một hành trình dài với những nỗ lực bền bỉ của
cả hai bên quyết tâm gác lại quá khứ hướng tới tương lai, từ một cựu thù
đến nay hai nước đã trở thành đối tác toàn diện.
Tuy nhiên, sau 27 năm bình thường
hóa quan hệ, những gì Mỹ mong muốn ở Việt Nam đang nằm ngoài sức
tưởng tượng của đa số người Việt Nam bởi trước mắt chúng ta, những
người dân Việt Nam chỉ nhìn thấy bức tranh kinh tế của nó nhưng sẽ
không hiểu hết đằng sau đó Mỹ đang muốn gì ở Việt Nam.
Đầu tiên chúng ta hãy nhớ lại,
sau khi Mỹ rút quân khỏi miền Nam, giới lãnh đạo Hoa Kỳ đã tuyên bố: 30
năm sau người Mỹ sẽ trở lại Việt Nam không phải bằng bom đạn mà bằng Dollas và
người Việt Nam sẽ phải chào đón họ như những người anh hùng...
Trong một lần sang thăm Việt Nam,
Tổng thống Binclinton cũng từng nhắc lại ý định này trước hàng nghìn
sinh viên các trường Đại học Việt Nam rằng "những gì mà người Mỹ trước đây
chưa thực hiện được ở Việt Nam thì chính những thế hệ người Việt Nam sau này sẽ
thay họ thực hiện nó..." Vậy thì những gì họ chưa thực hiện được
mà họ mong muốn những thế hệ người Việt thay họ thực hiện???
Mỹ đã từng xâm lược Việt Nam và
họ đã thất bại, những người đã từng làm tay sai tiếp tay cho Mỹ
cũng thất bại và đó cũng là điều mà họ muốn một bộ phận người
Việt Nam hôm nay và mai sau tiếp tục làm tay sai cho họ lần nữa. Muốn
đạt được mục đích đó không có con đường nào duy nhất ngoài việc tác
động chuyển hóa tư tưởng bằng đầu tư giáo dục, về lâu dài những con
người ấy sẽ nắm giữ các vị trí quan trọng trong Đảng, Nhà nước họ
có thể dưới sự điều khiển, dật dây của Mỹ làm chuyển hóa toàn bộ
hệ tư tưởng hiện nay của chúng ta.
Để thực hiện mục tiêu này, Năm
2016, Đại học Fulbright Việt Nam được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy
nhiên khi tiến hành các hoạt động giáo dục họ đã cương quyết không đưa
các môn Lý luận Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh vào chương trình dạy học đồng
thời mở ra các ngành, chuyên ngành đào tạo theo hơi hướng giá trị thực dụng
phương tây, xã hội dân sự... Thực chất là nhằm tới phá vỡ nền tảng XHCN đưa
một thế hệ người Việt theo học mang nặng tư duy sùng bái Mỹ, thậm
chí có tư tưởng chống lại chế độ hoặc ngấm ngầm hoặc công khai.
Hàng năm, Mỹ chi tới 5 triệu USD/năm
từ cái gọi là "Quỹ Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á" (Yseali) để
thành lập Học viện Yseali tại Việt Nam. Quỹ này trong chuỗi hoạt động
của cựu Tổng thống Barack Obama "nhằm tăng cường năng lực lãnh đạo và kết
nối trong ASEAN" nhưng nó chỉ là vỏ bọc để tuyển chọn, huấn luyện,
đào tạo mầm mống cho cái gọi là các nhà dân chủ và các tổ chức "xã
hội dân sự" - mầm mống của những cuộc cách mạng màu mà nó đã từng
diễn ra ở các nước Liên Xô, Đông Âu và đã lật đổ thành công CNXH ở
đây, điển hình của sự bất ổn hiện nay như Tunisia, Ucraina và nhiều
nước trên thế giới. Trong suốt quá trình bình thường hóa quan hệ, Mỹ
luôn tìm mọi cách can thiệp vào lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, tự do
tôn giáo của Việt Nam, thậm chí luôn dung túng những kẻ bất mãn
chống lại nhà nước Việt Nam thì câu hỏi đặt ra Mỹ đang muốn gì ở
Việt Nam đã quá rõ. Hiện chúng ta có trên dưới 30.000 sinh viên đang học
tập tại Mỹ và rất có thể các em lại là những phương tiện, tai sai đắc lực
cho Mỹ mà việc đầu tiên là tẩy trắng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam băng
chính những đồng USD dơ bẩn
Nhận xét
Đăng nhận xét