Người phụ nữ bé nhỏ ấy là To Thi Nau (có thể là Tô Thị Nâu), một liên lạc viên quân Giải phóng, đã hỗ trợ đưa một tiểu đội quân Giải phóng thoát đi an toàn nhưng cô ấy không di tản thành công và bị bắt lại. Còn những người đi bên cạnh là các binh lính thuộc lực lượng SAS - lực lượng đặc nhiệm khét tiếng thế giới, thuộc quân đội Úc. Nếu ai từng chơi các các game bắn súng, chắc là biết đến SAS rồi.
Người phụ nữ ấy phải chịu đựng những gì?
Hai người lính đặc nhiệm SAS bắt cô ấy, trói cô ấy ra giật cánh
khuỷu, ép cô ấy ngửa mặt lên trời và phủ một chiếc khăn ướt lên mặt cô ấy. Và
khi cô ấy hít vào, chiếc khăn ướt đó bịt đường thở của cô ấy, khi thở ra, chiếc
khăn mắc nghẹn khiến cô ấy thở rất khó nhọc. Đau đớn hơn, mỗi khi cô ấy tìm
cách thở ra, họ lại xối nước cô ấy từ trên cao, khiến cô ấy mắc nghẹn và ho
sằng sặc.
Đám lính ấy cứ làm như vậy trong nửa giờ đồng hồ. Một tiểu đội
lính Úc thay phiên nhau làm như vậy và chúng cười phá lên giữa rừng núi. Cô ấy
im lặng và chỉ cố tìm cách để thở.
Rồi, đám lính này nói với thông dịch viên rằng: “Hãy khai ra nếu
móng tay của mày sẽ bị rút hết, tụi tao sẽ bịt lại các lỗ trên người mày - bao
gồm mũi, tai và vùng kín. Và tụi tao sẵn sàng làm những thứ hơn cả những gì mày
có tưởng tượng ra”.
Và những chi tiết trên bị Chính phủ Úc và quân đội Úc che giấu
suốt bao nhiêu năm. Bao nhiêu cuộc điều tra, bao nhiêu phiên điều trần đều phủ
nhận tội ác với cô gái To Thi Nau ấy. Thủ tướng Úc John Gorton cho rằng cô gái
To Thi Nau đã diễn cảnh “tra tấn”, quần áo ướt cũng là diễn (?), nghị trường
nước cười nhạo cô gái này và phủ nhận mọi cáo buộc.
Cho đến một ngày ở tháng 4/2010, Peter Barham - cựu lính SAS,
thông dịch viên và người có mặt trực tiếp vào hôm cô gái To Thi Nau bị tra tấn
ấy, quyết định đưa toàn bộ diễn biến buổi tra tấn hôm đó ra với truyền thông.
Peter Barham: “Tôi đã bị gương mặt cô ấy ám ảnh trong 44 năm. Đã
đến lúc sự thực trở về với sự thực”. Trước đó, Chính phủ Úc, Bộ Quốc phòng Úc
đã gây sức ép bắt buộc Peter Barham phải im lặng, đổi lại Peter Barham được trở
về Úc, phục vụ trong quân đội, có một vị trí tốt. Nhưng sau đó, do quá ám ảnh,
ông đã từ chức và trở thành một người nghiện rượu trong những thập kỷ tiếp
theo…
Chuẩn tướng Oliver Jackson, người chịu trách nhiệm tại Núi Đất (Bà
Rịa - Vũng Tàu) của quân đội Úc đã ra lệnh điều tra vụ tra tấn này xem có thực
hay không. Nhưng quyết định nhanh chóng bị lãng quên vì VNCH khi ấy không phê
duyệt Công ước Genève về đối xử nhân đạo với tù binh nên VNCH có quyền “hạ sát
bất cứ ai nếu thấy cần thiết”... Điều tra cũng không giải quyết được gì cả và
cũng không cần thiết. Vì mọi tội ác đều sẽ được coi như chưa từng tồn tại…
“Chiến tranh bóp chết những người đàn ông trẻ tuổi. Và ăn mòn linh
hồn của những người còn sống như tôi" - Peter Barham
Peter Barham đã tìm kiếm thông tin về cô gái này trong suốt 4
tháng sau đó khi anh này vẫn còn ở Núi Đất và trong 44 năm sau, ông ấy vẫn khao
khát tìm kiếm thông tin về To Thi Nau - nhưng chưa bao giờ được hồi đáp.
Lịch sử là những thứ tồn tại và không tồn tại. Có biết bao nhiêu
điều mà sách giáo khoa, báo chí, truyền thông… không bao giờ ghi lại, nói đến
hoặc bàn tán. Lịch sử ở trong những người còn sống và nhiều khi, có những sự
thực lịch sử đã tan biến theo những con người ấy…
Rồi sẽ đến một ngày, những câu chuyện lịch sử ấy dần nhạt phai,
dần nhẹ đi...
Xin mượn tâm sự của Peter Barham để kết thúc: "Tôi đã rất vui
vì đã đưa ra sự thực. Tôi dường như đã không sống trong 44 năm qua” - Peter
Barham.
Còn chúng ta, những thế hệ sau mấy chục năm chiến tranh ấy, nghĩ
gì về những gì mà thế hệ trước đã trải qua?
Nhận xét
Đăng nhận xét