Chuyển đến nội dung chính

‘Nghệ thuật hắc ám’ trong việc thao túng dư luận của phương Tây

Các tài liệu của Chính phủ Anh được giải mật gần đây đã tiết lộ hàng trăm hoạt động “tuyên truyền đen” quy mô và tốn kém, trong đó có các chiến dịch vận động chống Liên Xô trước đây. Dù những chiến dịch này đến nay được cho là đã kết thúc, song các chuyên gia nhận định nó có thể vẫn tiếp tục theo nhiều hình thức khác nhau.

Bất ngờ từ những tài liệu được giải mật

Theo đó, tài liệu giải mật cuối năm 2021 cho thấy London đã bí mật thực hiện truyền thông sai lệch trong hàng chục năm ở giai đoạn từ giữa những năm 50 đến cuối những năm 70 của thế kỷ trước, nhắm vào nhiều nước châu Phi, Trung Đông, châu Á và Liên Xô. Cách thức chính trong giai đoạn đó là phát tán các tờ rơi, bài báo hoặc báo cáo giả nhằm gây bất ổn, khuyến khích căng thẳng chủng tộc, gieo rắc hỗn loạn, kích động bạo lực…

Bài báo “Chiến dịch tuyên truyền đen bí mật của Anh nhằm chống kẻ thù trong Chiến tranh lạnh”, đăng ngày 15/5 trên tờ The Guardian (Anh) của tác giả Jason Burke đã viết rằng, chiến dịch này do một đơn vị đặc biệt thuộc Bộ Ngoại giao Anh triển khai, tập trung vào những đối thủ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh như Liên Xô, cũng như các nhóm giải phóng cánh tả và các nhân vật mà Anh cho là “mối đe dọa đối với lợi ích của mình”. Theo GS Rory Cormac (Đại học Nottingham, Anh): “Tài liệu giải mật này là những tiết lộ quan trọng nhất trong vòng 20 năm qua. Điều đó cho thấy rất rõ ràng rằng Anh tham gia các hoạt động ‘tuyên truyền đen’ nhiều hơn hết so các giả định trước đó của giới sử học…”.

GS Rory Cormac đã phân tích sâu các chi tiết tài liệu mới giải mật của Anh và công bố trong cuốn sách có tựa đề “How to stage a coup: And ten other lessons from the world of secret statecraft” (Tạm dịch “Cách tạo ra một cuộc đảo chính: 10 bài học khác từ thế giới của thủ đoạn ngoại giao bí mật”), xuất bản ngày 2/6/2022. Theo ông, hàng ngàn tài liệu đã được giải mật sau hơn 40 năm song vẫn mang lại cái nhìn sâu sắc về các hoạt động phát tán thông tin sai lệch để chống phá. Ông cho rằng: “Nước Anh chỉ là một trong số rất nhiều chủ thể phát tán số lượng tài liệu ‘tuyên truyền đen’. Họ chắc chắn có ý định đánh lừa công chúng để truyền tải thông điệp giả mạo”.

Trong lời tựa cho cuốn sách của tác giả Cormac trên Amazon có viết: “Thế giới ngày nay đang thay đổi. Sự cạnh tranh giữa các cường quốc đã trở lại trong chương trình nghị sự quốc tế và các chính phủ trên khắp thế giới đang chuyển sang sử dụng những quy chế bí mật, hay thậm chí ‘ném đá giấu tay’ để định hướng dư luận… Câu chuyện của Rory Cormac với các thí dụ thực tế, đã tiết lộ cách các hoạt động thủ đoạn như vậy đang định hình thế giới và giải thích tại sao các quốc gia ngày càng chú trọng sử dụng những nghệ thuật hắc ám này”.

“Nghệ thuật hắc ám”

Theo hãng thông tấn RIA Novosti của Nga, ở thời kỳ đỉnh điểm giữa những năm 60 của thế kỷ 20, Phòng Nghiên cứu thông tin (IRD) thuộc Bộ Ngoại giao Anh đã tuyển dụng 360 nhân sự. Tuy nhiên, chỉ có một vài người được giao nhiệm vụ đặc biệt bí mật là biên tập các tin tức “tuyên truyền đen”. Đơn vị có trụ sở ở Westminster đã sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau để thao túng dư luận. Một trong số đó là soạn ra các báo cáo giả gửi đến các chính phủ hoặc phóng viên, nhà báo… để tuyên truyền về Liên Xô như một mối đe dọa nghiêm trọng.

Theo đó, cơ quan an ninh của Anh cung cấp thông tin tình báo cho IRD để đơn vị này soạn ra các báo cáo trích dẫn một vài dữ kiện và phân tích được lựa chọn cẩn thận có chủ đích nhằm bóp méo thông tin. IRD cũng thiết lập và điều hành một số tổ chức chống phá lấy danh nghĩa là hoạt động độc lập, song nhận tài trợ của Chính phủ Anh.

Một “nghệ thuật hắc ám” khác của cơ quan này là giả mạo tuyên bố của các tổ chức và cơ quan truyền thông ở các nước khác, nhằm tung tin thất thiệt hoặc tạo ra những thuyết âm mưu gây bất lợi cho đối thủ của nước Anh. Chẳng hạn, từ năm 1965 đến năm 1972, IRD đã giả mạo ít nhất 11 tuyên bố của hãng thông tấn nhà nước của Liên Xô, gây hiểu nhầm và xuyên tạc những quan điểm, chính sách của Liên Xô trong quan hệ quốc tế lúc bấy giờ. IRD cũng giả mạo tài liệu về Tổ chức Anh em Hồi giáo (MB) ở Trung Đông, cô lập những người theo chủ nghĩa dân tộc châu Phi…

GS Cormac cho rằng không nghi ngờ gì khi các nhà hoạch định chính sách cấp cao của Anh đã biết rõ về công nghệ tuyên truyền của IRD. Năm 1964, Bộ trưởng Ngoại giao Anh khi đó là Patrick Gordon Walker đã khuyến khích Bộ Ngoại giao duy trì “tiềm năng ‘tuyên truyền đen’ và sản xuất tài liệu bí mật cho mục đích này”.

Mặc dù tác động của các chiến dịch của IRD thường khó đánh giá rõ rệt, song nhìn chung công chúng không có nhiều cơ hội để phân biệt các tin tức giả hay thông tin xuyên tạc, vì vậy dễ bị chi phối về mặt thông tin. Mỗi khi tin giả gây ra phản ứng giận dữ và kích hoạt dư luận theo định hướng của mình, đây được coi là một thành tựu lớn của IRD. Tài liệu giải mật cho thấy “quan chức Anh tỏ ra hài lòng” khi tài liệu giả được xuất bản trên các tờ báo ở các quốc gia mục tiêu, hoặc có khi các tờ báo phương Tây cũng vô tình sử dụng tài liệu từ IRD.

IRD đã ngừng hoạt động vào năm 1977, tuy nhiên các nhà nghiên cứu hiện đưa ra bằng chứng cho thấy những nỗ lực tuyên truyền đen tương tự kéo dài trong gần 10 năm sau đó và không loại trừ vẫn tiếp diễn với nhiều hình thức khác. Theo GS Cormac: “Đối với phần lớn thời kỳ Chiến tranh lạnh, Anh đã sử dụng nhiều phương tiện và thủ đoạn để giành ưu thế trong cuộc chiến thông tin. Sau đó, ‘tuyên truyền đen’ có thể đã tiếp diễn tinh vi hơn nhiều”. Ông cho rằng, khi một cuộc xung đột xảy ra, các bên liên quan thường có động thái tung hỏa mù, cảnh báo, phát biểu răn đe đối phương… song truyền thông phương Anh cũng như phương Tây đã chứng tỏ mình là nguồn tin tức thiếu tin cậy trong xung đột, thậm chí đã trong nhiều trường hợp gây mất lòng tin đối với công chúng.

Năm 2010, trong phiên điều trần về chính sách ngoại giao của Anh dẫn đến cuộc chiến Iraq vào năm 2003, Chủ tịch Ủy ban điều tra là Sir John Chilcot đã chủ trì phiên điều trần với nhiều quan chức tình báo và ngoại giao Anh. Theo đó, các quan chức này đã không chỉ ra được bằng chứng để kết luận rằng chính phủ của Tổng thống Iraq lúc đó là Saddam Hussein “sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD)”, song chính quyền Anh đã vin vào WMD làm cái cớ để cùng Mỹ phát động cuộc chiến xâm lược Iraq, với mục đích sau này được xác định là lợi ích kinh tế từ nguồn cung dầu mỏ.

Trước khi phát động một cuộc chiến thực địa, chiến tranh thông tin được áp dụng nhằm mục đích tạo nên môi trường thông tin hỗn loạn, bất lợi khiến đối thủ không thể biện minh cho cuộc chiến, từ đó hủy hoại uy tín của đối thủ trên trường quốc tế, còn phương Tây thì có cớ tập hợp sự ủng hộ mạnh mẽ để chống lại đối thủ. Ngày nay, với sự bùng nổ của các mạng xã hội như Facebook, Twitter… việc lan truyền tin giả, thông tin sai lệch lại càng gây khó khăn cho công chúng.

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tâm sự của một người bỏ đạo Thiên chúa

Đề tài công giáo xưa nay gây tranh cãi rất nhiều trên toàn thế giới. Nhưng người Công giáo trên thế giới rất đông đảo và cuồng tín nên ít ai dám đụng chạm. Thời gian đầu, mỗi tuần tôi đi lễ 1 buổi, nhưng với tính cách không tin tâm linh cho lắm nên khi đi lễ chả hiểu cái gì, nó cứ hao hao nhau, không có gì mới so với ngày lễ trước đó. Đã thế đôi khi lễ 2 tiếng còn chưa xong, quỳ , đứng, ngồi rất mệt mỏi. Chỉ toàn nghe đọc và hát ca ngợi Chúa, nhưng khi mình tìm hiểu thì sự thật mới thấy Thiên chúa giáo. Mỗi tuần bảy ngày mà y chang nhau thì ai mà chịu cho nỗi.  Cái khó chịu của đạo Công giáo là ngoài phần giảng đạo tẻ nhạt thì ngày nghỉ bắt buộc quá nhiều. Chủ nhật, lễ thánh này thánh nọ, lễ này lễ kia, rồi kiêng đủ thứ khiến cho công việc bị ảnh hưởng ghê gớm. Sơ sơ 1 năm cũng mất trên 70 ngày không đi làm được, mà nông dân như tôi không đi làm thì lấy gì mà nuôi gia đình. Ăn chay của Công giáo cũng rất lạ. Thịt gà thì cấm ăn nhưng trứng thì ăn được, cá cũng ăn được, nhưng kẹo

LUẬN ĐIỆU ĐẾN HẸN LẠI LÊN CỦA ĐÁM KHỦNG BỐ

               Vào tháng 2, tháng 3-2001, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu trên địa bàn Tây Nguyên bị bọn phản động lưu vong FULRO và các thế lực thù địch xúi giục, lôi kéo, đã tham gia tụ tập đông người, gây rối, biểu tình, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó có người dân làng Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Bưh, tỉnh Gia Lai. Sau này được chính quyền và các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận đông, bà con đã nhận ra việc làm sai trái, đã cam kết không tái phạm,không nghe theo lời kẻ xấu. Vậy nhưng, ở chiều ngược lại, những kẻ lưu vong ở nước ngoài, đến hẹn lại lên đưa ra những luận điệu vu khống, xuyên tạc bản chất sự việc. Mới đây nhất, Tổ chức phản động “Người thượng vì công lý” vừa đăng hình ảnh kèm theo nội dung: “Ngày 10 tháng 03 năm 2001, chính quyền công an, bộ đội đã tấn công bao vây người dân Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai và chính quyền đã ra lệnh đốt phá nhà thờ và bắt tất cả các lãnh đạo của nhà thờ, tấn công dân làng bằng vũ kh.í..làm ít n

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN VẪN ĐANG ĐỂ CHU MỘNG LONG NHỞN NHƠ ĐẾN VẬY?

Những ngày qua, hàng ngàn cán bộ chiến sỹ các LLVT Quân khu 4, Cảnh sát biển, Cảnh sát PCCC, Công an, Biên phòng trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh cùng hàng ngàn người dân và lực lượng, tổ chức đoàn thể đoàn kết, nỗ lực liên tục chiến đấu với giặc lửa ở các huyện Nghi Xuân, Hương Sơn, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), đặc biệt là di sản rừng nguyên sinh ở Núi Xuân Lĩnh, Hồng Lĩnh - một trong 99 ngọn núi Hồng huyền thoại, linh kiệt tọa lạc trên dòng sông Lam thơ mộng của vùng đất xứ Nghệ yêu thương, địa linh nhân kiệt. Trong cuộc chiến cam go ấy, tinh thần, trách nhiệm, lòng người, sự tương thân, tương ái, những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam lại dâng lên, cả nước hướng về vùng đất này với những cảm xúc xót thương dâng trào trong cơn giặc lửa khủng khiếp, thì ông Chu Mộng Long, giảng viên Đại học Quy Nhơn, Bình Định lại hả hê thả stt trên facebook cá nhân rằng: "rừng cháy đáng chửi chứ sao lại khóc.... N