Chuyển đến nội dung chính

SỰ THẬT VỀ "PHÁP LUÂN CÔNG"

Hiện nay, Pháp luân công đang được tuyên truyền ở Việt Nam, với các thủ đoạn, hoạt động vừa lén lút vừa công khai bằng các hình thức khác nhau, đã gây tác động xấu tới an ninh chính trị, trật tự xã hội ở nhiều địa phương. Để giúp bạn đọc hiểu đúng bản chất của Pháp luân công, không ngộ nhận dẫn đến bị mê hoặc, tiếp tay và tham gia Pháp luân công, bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo vào những hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, Tôi xin chia sẻ một số vấn đề sau:

- Về mục đích của Pháp luân công: Pháp luân công thực chất không phải là một tín ngưỡng, tôn giáo, không có giáo lý, giáo luật hoàn chỉnh mà vay mượn, cắt xén của các tôn giáo khác để hình thành. Một số chức sắc Phật giáo, nhà nghiên cứu nhận định Pháp luân công là một “tà thuyết”, vay mượn kinh sách Phật giáo để viết sách “Chuyển pháp luân”; Lý Hồng Chí (người sáng lập Pháp luân công) có ý đồ trở thành “Phật chủ” thay thế Phật Thích ca mâu ni (ngồi trên đài sen, đầu tỏa ánh hào quang, sửa ngày sinh trùng với ngày sinh của Đức Phật Thích ca mâu ni...); Pháp luân công lừa đảo, nô lệ hóa người tập, đả kích, chống Phật giáo. Nghị quyết của Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc năm 2010 tại Băng Cốc, Thái Lan đã kêu gọi tăng ni, phật tử không khích lệ đi theo trường phái của Lý Hồng Chí vì đây là một trường phái mượn danh nghĩa đạo Phật. Như vậy, mục đích thực sự của Pháp luân công là mượn vỏ bọc của một môn khí công rèn luyện sức khỏe và lợi dụng các yếu tố tôn giáo, tâm linh để tập hợp lực lượng, lôi kéo quần chúng tham gia, khuếch trương thanh thế nhằm từng bước công khai hình thành tổ chức, đòi công nhận tư cách pháp nhân.

- Tính chất phản khoa học của Pháp luân công: Pháp luân công lợi dụng các bài tập khí công, khuếch đại về tác dụng của việc rèn luyện khí công đối với sức khỏe, kết hợp với hình thức tu tập sử dụng yếu tố tín ngưỡng, tâm linh để dẫn tin tưởng tuyệt đối rằng những người luyện tập Pháp luân công có thể tự khỏi được bách bệnh, kể cả những bệnh hiểm nghèo mà không cần dùng thuốc, không cần đến bệnh viện, đưa ra “luận thuyết” nếu luyện tập đông, luyện tập gần nhau sẽ nhanh tạo ra “công lực”.

Do tác động đến đúng nhu cầu giao tiếp, giải tỏa tâm lý của không ít người, Pháp luân công đã lừa gạt, mê hoặc, lôi kéo được nhiều người tham gia thuộc nhiều thành phần, nghề nghiệp, lứa tuổi, trong đó có những người bệnh, người lớn tuổi, đã nghỉ hưu,... Tuy nhiên, cho đến nay trên thế giới chưa có bất kỳ công bố khoa học nào khẳng định, hoặc công nhận tác dụng của phương pháp tu tập Pháp luân công như những gì Pháp luân công đang tuyên truyền. Trên thực tế, nhiều người bị bệnh đã cả tin, không dùng thuốc, từ chối điều trị tại bệnh viện, lấy các bài tập Pháp luân công là phương pháp duy nhất để điều trị bệnh dẫn đến bệnh tật không thuyên giảm, một số trường hợp đã tử vong.

- Tính chất phản văn hóa, phản xã hội của Pháp luân công: Lý thuyết tu tập của Pháp luân công dựa trên sự kết hợp giáo lý Phật giáo, khí công, âm dương, đạo giáo, vũ đạo, thiền... trong đó lấy một phần giáo lý Phật giáo và khí công làm nền tảng. Lý Hồng Chí tự xưng là “Pháp thân”, “Pháp chủ”, “Phật sống” để “cứu độ” chúng sinh. Nhiều người đã ngộ nhận Pháp luân công là một môn tu tập của Phật giáo nên đã tin theo. Pháp luân công cổ vũ “từ bỏ tình thân”, chuyên tâm theo học “Pháp luân đại pháp” để được thăng cấp, cuối cùng sẽ tu thành “Phật, Đạo, Thần”.

Nhiều người luyện tập đến mức mê muội, bị ảo giác, thậm chí thực hiện hành vi phạm tội, như vụ án Phạm Thị Thiên Hà cầm đầu một nhóm tu luyện theo Pháp luân công đã thực hiện hành vi giết người, phi tang xác ở Bình Dương vào tháng 5/2019. Bên cạnh đó, nhiều người theo Pháp luân công vì quá đam mê nên đã bỏ bê gia đình để đi quảng bá Pháp luân công, gây hệ lụy xấu cho gia đình và xã hội; một số khác do mê muội, tin vào việc luyện tập Pháp luân công sẽ khỏi bệnh đã dẫn đến tử vong đáng tiếc.

CẦN ỨNG XỬ VỚI PHÁP LUÂN CÔNG NHƯ THẾ NÀO?

Pháp luân công ở Việt Nam không phải là một tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo... Do vậy, không ứng xử với Pháp luân công như với một tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo. Hiện nay pháp luật Việt Nam không công nhận, không cấp đăng ký sinh hoạt đối với Pháp luân công, không ứng xử và thực hiện quản lý nhà nước đối với Pháp luân công như một tôn giáo, không để Pháp luân công phát triển, gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị, TTATXH.

Người dân muốn rèn luyện sức khỏe nên tham gia các câu lạc bộ dưỡng sinh, các hình thức sinh hoạt văn hóa, tinh thần, các hoạt động thể dục thể thao, rèn luyện thể chất lành mạnh đã được các cơ quan chức năng thẩm định, phù hợp với nhiều lứa tuổi, đối tượng. Bên cạnh đó, mỗi người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác trước các thủ đoạn lôi kéo, dụ dỗ của số đối tượng xấu, tránh tiếp tay vào các hoạt động tuyên truyền, tán phát tài liệu tập luyện Pháp luân công, âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng Pháp luân công và tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tâm sự của một người bỏ đạo Thiên chúa

Đề tài công giáo xưa nay gây tranh cãi rất nhiều trên toàn thế giới. Nhưng người Công giáo trên thế giới rất đông đảo và cuồng tín nên ít ai dám đụng chạm. Thời gian đầu, mỗi tuần tôi đi lễ 1 buổi, nhưng với tính cách không tin tâm linh cho lắm nên khi đi lễ chả hiểu cái gì, nó cứ hao hao nhau, không có gì mới so với ngày lễ trước đó. Đã thế đôi khi lễ 2 tiếng còn chưa xong, quỳ , đứng, ngồi rất mệt mỏi. Chỉ toàn nghe đọc và hát ca ngợi Chúa, nhưng khi mình tìm hiểu thì sự thật mới thấy Thiên chúa giáo. Mỗi tuần bảy ngày mà y chang nhau thì ai mà chịu cho nỗi.  Cái khó chịu của đạo Công giáo là ngoài phần giảng đạo tẻ nhạt thì ngày nghỉ bắt buộc quá nhiều. Chủ nhật, lễ thánh này thánh nọ, lễ này lễ kia, rồi kiêng đủ thứ khiến cho công việc bị ảnh hưởng ghê gớm. Sơ sơ 1 năm cũng mất trên 70 ngày không đi làm được, mà nông dân như tôi không đi làm thì lấy gì mà nuôi gia đình. Ăn chay của Công giáo cũng rất lạ. Thịt gà thì cấm ăn nhưng trứng thì ăn được, cá cũng ăn được, nhưng kẹo

LUẬN ĐIỆU ĐẾN HẸN LẠI LÊN CỦA ĐÁM KHỦNG BỐ

               Vào tháng 2, tháng 3-2001, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu trên địa bàn Tây Nguyên bị bọn phản động lưu vong FULRO và các thế lực thù địch xúi giục, lôi kéo, đã tham gia tụ tập đông người, gây rối, biểu tình, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó có người dân làng Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Bưh, tỉnh Gia Lai. Sau này được chính quyền và các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận đông, bà con đã nhận ra việc làm sai trái, đã cam kết không tái phạm,không nghe theo lời kẻ xấu. Vậy nhưng, ở chiều ngược lại, những kẻ lưu vong ở nước ngoài, đến hẹn lại lên đưa ra những luận điệu vu khống, xuyên tạc bản chất sự việc. Mới đây nhất, Tổ chức phản động “Người thượng vì công lý” vừa đăng hình ảnh kèm theo nội dung: “Ngày 10 tháng 03 năm 2001, chính quyền công an, bộ đội đã tấn công bao vây người dân Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai và chính quyền đã ra lệnh đốt phá nhà thờ và bắt tất cả các lãnh đạo của nhà thờ, tấn công dân làng bằng vũ kh.í..làm ít n

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN VẪN ĐANG ĐỂ CHU MỘNG LONG NHỞN NHƠ ĐẾN VẬY?

Những ngày qua, hàng ngàn cán bộ chiến sỹ các LLVT Quân khu 4, Cảnh sát biển, Cảnh sát PCCC, Công an, Biên phòng trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh cùng hàng ngàn người dân và lực lượng, tổ chức đoàn thể đoàn kết, nỗ lực liên tục chiến đấu với giặc lửa ở các huyện Nghi Xuân, Hương Sơn, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), đặc biệt là di sản rừng nguyên sinh ở Núi Xuân Lĩnh, Hồng Lĩnh - một trong 99 ngọn núi Hồng huyền thoại, linh kiệt tọa lạc trên dòng sông Lam thơ mộng của vùng đất xứ Nghệ yêu thương, địa linh nhân kiệt. Trong cuộc chiến cam go ấy, tinh thần, trách nhiệm, lòng người, sự tương thân, tương ái, những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam lại dâng lên, cả nước hướng về vùng đất này với những cảm xúc xót thương dâng trào trong cơn giặc lửa khủng khiếp, thì ông Chu Mộng Long, giảng viên Đại học Quy Nhơn, Bình Định lại hả hê thả stt trên facebook cá nhân rằng: "rừng cháy đáng chửi chứ sao lại khóc.... N