Vừa mới đọc được một bài do bạn trên FB
sưu tầm, trong đó nói về một sinh viên người Nigeria đứng lên phản biện với
giáo sư đại học Havard, khi ông này rao giảng về một xã hội văn minh. Sau khi
ông thầy ca ngợi hết mực lối sống Âu, Mỹ mới chính là một xã hội văn minh.
Trong lời phản biện mà chàng sinh viên
Nigeria nói ra, có một câu làm cho tôi tâm đắc và ngộ ra một điều về truyền
thống của các dân tộc. Chàng sinh viên Nigeria nói,
“Xã hội văn minh là một xã hội giữ được
truyền thống tốt đẹp và bản sắc dân tộc - ở xã hội đó có tính kế thừa những
điều nhân nghĩa và cao thượng, nét đẹp xã hội đó có tính giáo dục và khuyến
khích con người nhìn vào những truyền thống tốt đẹp để đem đến những giá trị tinh
thần cho cuộc sống hiện tại và tương lai…”.
Đúng vậy, để phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác, có hai
yếu tố để người ta nhận biết – một là truyền thống của dân tộc đó; và hai là
nền văn hóa mà dân tộc đó thụ hưởng.
Trong bài viết này tôi không bàn về văn
hóa mà đề cập đến truyền thống của dân tộc. Chúng ta so sánh hai quốc gia, giữa
Hợp chủng quốc Hoa kỳ và nước Cộng hòa Liên bang Nigeria, cũng như với người
Indian (da đỏ) thì sao nhỉ?
Con người đã có mặt tại châu Phi từ
khoảng 9000 năm trước công nguyên; còn người bản địa của châu Mỹ Latin mà ta
thường gọi họ là người Indian theo tiếng Anh, hoặc Indiens theo tiếng Pháp, còn
người da trắng đi xâm chiếm gọi họ một cách khinh miệt là “mọi da đỏ”. Theo
khảo cổ học thì người Indian đã có mặt trên lục địa này từ giai đoạn kỷ băng hà
Wisconsin (khoảng 50.000 đến 17.000 năm trước).
Còn người Mỹ? Họ có mặt tại châu Mỹ mới
từ thế kỷ 15, và là kẻ xâm lược, chiếm đất đai của ngưới Indian và lập nên Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ.
Cho phép tôi không nói về truyền thống của
dân tộc Việt Nam ta, vì không nói ra thì những người yêu nước đều đã biết. Như
nhà văn Hồ Dzếnh nói về nơi ông sống, ông yêu “cái dải đất luôn bị bạc đãi mà
chưa bạc đãi ai bao giờ!”.
Vậy truyền thống của ba quốc gia tôi đề
cập ở trên (Nigeria, người Indian và người Mỹ) khác nhau như thế nào?
Nigeria, ngay từ đầu thế kỷ 19, đã trở
thành thuộc địa của Đế chế Anh, cho đến mãi tháng 10 năm 1960 mới giành được
độc lập từ tay người Anh, song ngày nay Anh vẫn giữ Nigeria trong “khối Thịnh
vượng chung” vì dân số có tới 174,5 triệu người, là một quốc gia giàu tài
nguyên, đặc biệt là dầu mỏ, vì thế nước Anh vẫn muốn giữ quốc gia này trong
vòng kiềm tỏa của mình.
Như vậy “truyền thống” của nước Nigeria
là bị người ta xâm chiếm và bắt dân ở đó làm nô lệ. Sau khi giành được độc lập,
đồng thời cũng có những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc, ngày nay Nigeria
đã là thành viên của tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), và có chỉ số phát triển
con người HDI (Human Development Index) được nâng cao hơn trước.
Đối với người Indian của châu Mỹ, thời xa
xưa người dân ở đây sống bằng nghề săn bắn, hái lượm. Chiến tranh các quốc gia
đầu tiên (First Nations Wars) là một chuỗi cuộc xung đột vũ trang giữa các thực
dân châu Âu chống lại người “da đỏ” từ thế kỷ 17 cho đến đầu thế kỷ 20. Cho đến
nay, người Indian đã mất đất và tài nguyên vào tay người da trắng. Họ trở thành
kẻ vô tổ quốc!
Hợp chủng quốc Hoa kỳ có truyền thống
không? Có, chắc chắn có! Đó là một truyền thông đi xâm lược. Vào năm 1815, sau
khi đã chiếm đất của người “da đỏ”, họ ban bố đạo luật “Xóa bỏ người da đỏ” vào
năm 1830, xua đuổi tất cả người “da đỏ” sang sống ở phía đông sông Mississippi
(nay là bang Kansas và Oklahoma).
Từ khi kết thúc cuộc chiến giữa đế quốc
Anh, dưới triều vua William III với quân đội Hoa Kỳ năm 1890, thì người “da
đỏ”, hoàn toàn mất đất, buộc hội nhập vào văn hóa của người da trắng.
Có lẽ cuộc xâm lược vào đất đai của người
“da đỏ” đã tạo nên một truyền thống đi xâm lược của Hoa Kỳ. Cho đến nay, Mỹ đã
tiến hành khoảng 20 cuộc chiến tranh xâm lược trực tiếp bằng những người lính
của Mỹ như ở Việt Nam và Afghanistan, hay các cuộc “chiến tranh ủy nhiệm” như
Mỹ đang tiến hành ở Ukraine…
Đó là truyền thống của Hợp chủng quốc Hoa
kỳ. Thực ra, chúng ta không thể nói đó là “truyền thống dân tộc”, bởi vì đã là
“hợp chủng quốc” thì không làm gì có chung một dân tộc.
Nếu như ai đó ngộ nhận rằng Mỹ là một xã
hội văn minh, thì xin nghe tiếp lời của chàng sinh viên Nigeria nọ, đồng thời
tôi xin mượn câu nói này để thay cho lời kết của bài viết:
“Một xã hội văn minh sẽ không có những
con người ngày ngày suy nghĩ mưu kế để khuất phục những xã hội khác - Một xã
hội văn minh không có những con người đi cưỡng bức và tranh giành đồ vật của
những xã hội khác đem về làm của mình, xã hội mình để hưởng thụ ... trong khi
người khác chết chóc, nghèo đói, đau khổ do bị cưỡng bức, cướp bóc ...”./.
Nhận xét
Đăng nhận xét