Một thanh niên điều khiển xe máy tham gia giao thông sau khi đã sử dụng rượu bia đòi “kiểm tra” chuyên đề công tác của lực lượng 911. Thanh niên này được tổ công tác C3-911 dừng phương tiện để kiểm tra hành chính thì qua quan sát trực quan phát hiện đã sử dụng rượu bia khi điều khiển mô tô xe máy.
Đáng nói là thanh
niên nên chấp hành việc kiểm tra của tổ C3-911, đằng này cứ quanh quẩn gào lên
đòi kiểm tra ngược mấy anh 911. .. “ Chuyên đề của mấy anh đâu? Ai cho mấy anh
đo nồng độ cồn của tui…”. Cái kết là thanh niên bị lập biên bản với mức phạt
cao nhất vì lý do “Không chấp hành yêu cầu về việc kiểm tra nồng độ cồn của
người thi hành công vụ”. Với lỗi này, thanh niên bị xử phạt 7 triệu đồng và
tước giấy phép lái xe 23 tháng.
Hiện nay, khi bị
dừng xe để kiểm tra hành chính, chưa cần biết đúng sai thế nào, rất nhiều tài
xế đã lập tức tỏ thái độ khó chịu với lực lượng chức năng , thậm chí yêu cầu
phải xuất trình kế hoạch, chuyên đề tuần tra, kiểm soát thì mới chịu hợp tác.
Điều đáng nói, hành vi này không chỉ diễn ra nhỏ lẻ mà ngày một xuất hiện nhiều
hơn. Không ít người đã học theo như một câu “thần chú hộ mệnh” mỗi khi bị CSGT
dừng xe. Họ không ngần ngại cãi tay đôi với lực lượng chức năng, rút điện thoại
ra quay phim, ghi hình để gây sức ép với những người thi hành công vụ.
Nội dung được quy
định tại Điều 5, Thông tư 67/2019/TT-BCA đó là “Công an nhân dân phải công khai
Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông; Kế hoạch tuần tra, kiểm soát,
xử lý vi phạm theo chuyên đề về giao thông; Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý
vi phạm thường xuyên, gồm các nội dung cụ thể sau: Tên đơn vị; tuyến đường; các
loại phương tiện và các hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, xử lý; thời gian
thực hiện” và thêm nữa tại Điều 6, Thông tư 67/2019/TT-BCA có nêu Căn cứ vào
đặc điểm, tính chất và nội dung công khai, cơ quan Công an áp dụng một, một số
hoặc tất cả các hình thức công khai sau đây:
- Đăng tải trên
Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử của cơ quan Công an.
- Đăng Công báo.
- Niêm yết tại trụ
sở cơ quan Công an.
- Công khai trên
phương tiện thông tin đại chúng.
- Thông qua việc
tiếp công dân; họp báo; thông cáo báo chí; hoạt động của người phát ngôn trong
lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy
định người dân hoàn toàn có quyền xem kế hoạch tuần tra, kiểm soát, chuyên đề
của CSGT thông qua các hình thức trên.
Theo Thông tư
67/2019/TT-BCA người dân hoàn toàn có quyền được biết kế hoạch tuần tra, kiểm
soát chuyên đề của CSGT. Tuy nhiên không được yêu cầu kiểm tra chuyên đề hay kế
hoạch trực tiếp khi làm việc với CSGT.
Hãy là một công
dân hiểu biết pháp luật trước khi nghĩ đến chuyện lách luật để chống đối. Ranh
giới giữa một người biết luật và “ngáo luật” đôi khi rất mong manh, nếu không
tỉnh táo, bạn rất có thể tự biến mình thành một kẻ vô pháp. Và đương nhiên,
chẳng có luật pháp nào lại bảo vệ những hành vi sai trái như vậy cả.
Nhận xét
Đăng nhận xét