Liên quan đến việc UBND Hà Nội ban hành Kế hoạch về thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn thành phố, trong đó có nội dung phát triển mạng lưới thông tin cơ sở hiện đại cấp xã, thành phố phấn đấu đến năm 2025: 100% xã, phường, thị trấn có hệ thống truyền thanh hoạt động đến thôn, tổ dân phố, khu dân cư hay còn gọi là “loa phường”. Thời gian qua, một số cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí, chống phá Việt Nam bấy lâu nay như “Việt Tân”, Đài Á Châu Tự Do -RFA… đã đăng tải các bài viết để tuyên truyền, xuyên tạc về chủ trương, kế hoạch mà UBND thành phố Hà Nội vừa đưa ra, thực hiện các chiêu trò “lập lờ đánh lận con đen” để xuyên tạc, bôi lem các đồng chí lãnh đạo Hà Nội, trong đó có Tân Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.
Điển hình trong số
đó là trang Việt tân, sau khi thất bại trong cái gọi là “khảo sát” về vấn đề
trên, cách đây ít ngày tổ chức này lại đăng tải bài viết của Fb Minh Hoang
Nguyen để xuyên tạc cho rằng “Cấm loa kéo rồi lại phát triênt loa phường. Đó
cũng là văn hoá của những ai tốt nghiệp trường lý luận chính trị cao cấp”. Rõ
ràng việc đánh lận để so sánh giữa “loa kéo” và “loa phường” và từ đó xuyên tạc
chủ trương cũng như bôi lem các đồng chí lãnh đạo thủ đô là một chiêu trò b.ẩn
th.ỉu của Việt Tân cần phải lên án, vạch trần bộ mặt thật.
Về tính ưu việt
trong chủ trương phát triển “loa phường” Nguyễn Tiến Trung
đã đề cập ở nhiều bài viết trước và không đề cập ở bài viết này. Còn về loa
kéo, phải nói là không chỉ thủ đô Hà Nội mà nhiều địa phương trên cả nước, đặc
biệt là các tỉnh, thành phố lớn, tập trung đông dân cư, việc hạn chế sử dụng
“loa kéo” ở các nơi khu dân cư, gần công sở để giảm ô nhiễm tiếng ồn là điều
cần làm trong thời gian qua.
“Loa kéo” thường
được sử dụng nhằm vào mục đích bán hàng rong, phục vụ cho các hoạt động tình
nguyện, thiện nguyện và thậm chí được dùng cho giải trí, hát karaoke. Bên cạnh
một số lợi ích của loa kéo trong việc di chuyển dễ dàng để phục vụ cho mục đích
của người sử dụng, thời gian qua một số cá nhân, tổ chức lại sử dụng “loa kéo”
để tổ chức sự kiện karaoke cả hàng tiếng đồng hồ, không kể ngày hay đêm, không
kể ở khu đông dân cư hay gần trụ sở cơ quan Nhà nước. Nhiều người dân khi nhắc
đến “loa kéo” là nỗi ám ảnh lớn, đặc biệt là những người già, trẻ nhỏ trở thành
khán giả bất đắc dĩ cho những màn karaoke xuyên ngày đêm. Do đó, ở một số địa
điểm, một số nơi người ta có quy định cấm hoặc hạn chế sử dụng loa kéo trong
một số thời điểm, khung giờ trong ngày là hoàn toàn hợp lý.
Nó khác xa một
trời một vực với “loa phường” khi “loa phường” chỉ tập trung vào các khung giờ,
khoảng thời gian ngắn nhất định và cung cấp những thông tin thực sự cần thiết
đến người dân và như chut trương sắp tới của Hà Nội thì không chỉ tần suất,
cách bố trí loa mà chất lượng âm thanh, nội dung sẽ được thay đổi để thích ứng
với thời đại ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay.
Nhận xét
Đăng nhận xét