Chuyển đến nội dung chính

NHỮNG CÂU NÓI LƯU DANH MUÔN ĐỜI CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

          1. Trưng Trắc: “Một xin rửa sạch nước thù. Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng. Ba kẻo oan ức lòng chồng. Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”.

          2. Bà Triệu: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông. Chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”.

          3. Lý Thường Kiệt: “Ngồi yên đợi giặc không bằng hãy đem quân ra phá thế mạnh của giặc”.

          4. Trần Thủ Độ: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo gì khác”.

          5. Trần Quốc Tuấn: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước muôn đời vậy”.

          6. Trần Quốc Tuấn: “Nếu bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần trước đã”.

          7. Trần Bình Trọng: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”.

          8. Trần Quốc Toản: “Phá cường địch, báo hoàng ân”.

          9. Trần Nhân Tông: “Xã tắc hai phen chồn ngựa đá. Non sông nghìn thuở vững âu vàng”.

          10. Hồ Nguyên Trừng: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”.

          11. Đặng Dung: “Quốc thù vị báo đầu tiên bạch. Kỉ độ Long Tuyền đới nguyệt ma”.

          12. Lê Lai: “Ta là chúa Lam Sơn đây”.

          13. Nguyễn Trãi: “Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”.

          14. Nguyễn Trãi: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

          15. Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Hoành Sơn nhất đái. Vạn đại dung thân”.

          16. Bùi Thị Xuân: “Con nhà tướng không được khiếp nhược trước quân thù”.

          17. Quang Trung: “Nơi nào Ta mang quân tới, nơi đó quân thù bị đánh tan tành”.

          18. Quang Trung: “Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để đen răng. Đánh cho nó chích luân bất phản. Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn. Đánh cho sử tri Nam Quốc Anh Hùng chi hữu chủ”.

          19. Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”.

          20. Duy Tân: “Tay dơ lấy nước mà rửa, nước dơ thì lấy máu mà rửa”.

          21. Hồ Chí Minh: “Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn. Song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.

          22. Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

          23. Võ Nguyên Giáp: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam. Quyết chiến và Toàn thắng!”.

          24. Nguyễn Viết Xuân: “Nhằm thẳng quân thù! Bắn”.

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG KẺ MANG DANH "TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM"

           Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta.           Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...

MAI PHAN LỢI - MỘT KỀN KỀN KHOÁC DANH NHÀ BÁO

           Đúng 5 năm sau khi rút thẻ nhà báo, kền kền Mai Phan Lợi bị cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố và bắt tạm giam để điều tra tội trốn thuế, theo điều 200 BLHS. Đây là hậu quả cho những gì mà Mai Phan Lợi đã làm, ngay từ thời anh ta còn làm nhà báo, thậm chí giữ chức vụ rất cao - Phó tổng thư ký tòa soạn, Trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật TP HCM tại Hà Nội.           Nhiều người biết đến Mai Phan Lợi thông qua sự kiện vụ mất máy bay Casa 212. Năm 2016, trong khi nhân dân cả nước đang hàng ngày ngóng chờ các tin tức mới nhất tìm kiếm 9 sỹ quan, cán bộ, chiến sĩ mất tích cùng máy bay CASA 212 trong lúc thực hiện nhiệm vụ; tuy nhiên, không hiểu vì động cơ gì, nhà báo Mai Phan Lợi, quản trị Diễn đàn nhà báo trẻ - đã ngay lạ...

TẠI SAO GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU ĐÓNG FACEBOOK?

          Ngày 26/6 vừa qua, trên trang fb cá nhân của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu vừa quyết định sẽ rời bỏ mạng xã hội Facebook. Không đưa ra lý do cụ thể khi quyết định rời Facebook, Giáo sư Châu cho biết, thời gian gần đây không còn cảm giác hào hứng với mạng xã hội nói chung và Facebook nữa. Ngô Bảo Châu viết: "Tôi nhận thấy rằng trang FB này không còn là kênh thích hợp để tôi tiếp nhận thông tin, tri thức cũng như để tôi chia sẻ suy nghĩ của mình nữa".           Nhiều người ngạc nhiên với quyết định của Ngô Bảo Châu, nhưng nếu theo dõi những hoạt động, trong đó có những "phốt" của anh giáo sư này trên mạng xã hội Facebook, thì nhiều người sẽ không ngạc nhiên. Là một người được dư luận quan tâm, khi trở thành nhà toán học đầu tiên của Vie...