Chuyển đến nội dung chính

Sự thật của kẻ lừa đảo A Ga

          Ông A Đảo phản đối tên tội phạm A Ga lợi dụng hình ảnh của mình, nêu tên tại Hội nghị IRF 2022. Đồng thời, cho biết ở Việt Nam tự do tôn giáo, nhân quyền. Nhà nước không cấm đoán tôn giáo, chỉ xử lý cá nhân, tổ chức lợi dụng tôn giáo để gây mất ổn định tình hình An ninh chính trị, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc...

          Ông A Đảo sinh năm 1982 trong một gia đình thuần nông tại xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Học hết lớp 8, A Đảo ở nhà làm nông rồi lấy vợ sinh con. Lợi dụng đức tin và sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân tộc thiểu số, số chống đối bên ngoài tăng cường lôi kéo, móc nối, gây dựng A Đảo trở thành kẻ cộm cán, tích cực, là công cụ để các đối tượng bên ngoài điều khiển, chỉ đạo các hoạt động chống phá chính quyền.

          Nhận thấy lợi ích từ việc sử dụng A Đảo làm “công cụ”, sau khi A Ga (SN 1977), đang bị Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Gia Lai truy nã toàn quốc về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài) bỏ trốn sang Thái Lan vào năm 2013, đối tượng đã gây dựng A Đảo trở thành đối tượng hoạt động tích cực ở địa bàn. Lời khai của A Đảo sau khi bị bắt về hành vi tổ chức trốn đi nước ngoài (theo Điều 275 Bộ luật Hình sự 1999) đã lộ rõ hoạt động của chúng, cụ thể:

Năm 2015, theo giới thiệu của A Ga, A Đảo tham gia “Lễ thông công” để bầu ra ban lãnh đạo “Tin lành đấng Christ” do Đinh Thành Ủy, Điểu Khen (đều trú tại tỉnh Quảng Ngãi) chủ trì. Cuộc họp này, Đinh Thành Ủy được bầu làm “Trưởng ban đại diện”, A Hlum là “Thư ký”; Y Bét là “Thủ quỹ” của tổ chức tại Việt Nam, A Đảo làm “Trưởng ban đại diện” tỉnh Kon Tum và Y Noen là “Trưởng ban đại diện” tỉnh Đắk Lắk. Cũng từ đây, A Đảo trở thành “quân cờ” phục vụ ý đồ chống phá Việt Nam.

          Tháng 7-2014, theo chỉ đạo của số cầm đầu tổ chức “Tin lành đấng Christ” bên ngoài, A Đảo cùng Y Nuen Ayun ra Hà Nội gặp một số đối tượng là nhân viên đại sứ quán các nước và Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Văn Đài (đều là đối tượng chống đối cực đoan) để cung cấp một số tài liệu như giấy mời, giấy triệu tập làm việc, giấy chứng nhận mãn hạn tù... của các đối tượng chống đối tại Tây Nguyên; xuyên tạc, vu khống chính quyền Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, đàn áp, sách nhiễu người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên để nhận thù lao với số tiền 5 triệu đồng do Nguyễn Bắc Truyển trả và 4 triệu đồng do Nguyễn Văn Đài trả.

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG KẺ MANG DANH "TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM"

           Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta.           Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...

MAI PHAN LỢI - MỘT KỀN KỀN KHOÁC DANH NHÀ BÁO

           Đúng 5 năm sau khi rút thẻ nhà báo, kền kền Mai Phan Lợi bị cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố và bắt tạm giam để điều tra tội trốn thuế, theo điều 200 BLHS. Đây là hậu quả cho những gì mà Mai Phan Lợi đã làm, ngay từ thời anh ta còn làm nhà báo, thậm chí giữ chức vụ rất cao - Phó tổng thư ký tòa soạn, Trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật TP HCM tại Hà Nội.           Nhiều người biết đến Mai Phan Lợi thông qua sự kiện vụ mất máy bay Casa 212. Năm 2016, trong khi nhân dân cả nước đang hàng ngày ngóng chờ các tin tức mới nhất tìm kiếm 9 sỹ quan, cán bộ, chiến sĩ mất tích cùng máy bay CASA 212 trong lúc thực hiện nhiệm vụ; tuy nhiên, không hiểu vì động cơ gì, nhà báo Mai Phan Lợi, quản trị Diễn đàn nhà báo trẻ - đã ngay lạ...

TẠI SAO GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU ĐÓNG FACEBOOK?

          Ngày 26/6 vừa qua, trên trang fb cá nhân của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu vừa quyết định sẽ rời bỏ mạng xã hội Facebook. Không đưa ra lý do cụ thể khi quyết định rời Facebook, Giáo sư Châu cho biết, thời gian gần đây không còn cảm giác hào hứng với mạng xã hội nói chung và Facebook nữa. Ngô Bảo Châu viết: "Tôi nhận thấy rằng trang FB này không còn là kênh thích hợp để tôi tiếp nhận thông tin, tri thức cũng như để tôi chia sẻ suy nghĩ của mình nữa".           Nhiều người ngạc nhiên với quyết định của Ngô Bảo Châu, nhưng nếu theo dõi những hoạt động, trong đó có những "phốt" của anh giáo sư này trên mạng xã hội Facebook, thì nhiều người sẽ không ngạc nhiên. Là một người được dư luận quan tâm, khi trở thành nhà toán học đầu tiên của Vie...