Thước đo giá trị bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân
Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và
cách mạng Việt Nam. Đó là sự đúc kết, khái quát cô đọng và phản ánh sâu sắc
nhất thực tiễn phong phú, sinh động của cách mạng Việt Nam và cách mạng thế
giới, trở thành triết lý nhân sinh và lẽ sống đời, có giá trị định hình nhận
thức, là phương châm chỉ đạo hành động. Đồng thời, xác lập giá trị và ý nghĩa
xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng
cho cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân, mở đường đi tới vinh quang, hạnh
phúc cho dân tộc.
Điều đó khẳng định chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là cội nguồn, gốc dễ và lànguyên nhân sâu xa dẫn
đến mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Chính nóđiều đó khẳng định sự cần
thiết phải tiếp thu, kế thừa, vận dụng, phát triển sáng tạo và bảo vệ vững chắc
chủ nghĩa Mác–Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trước sự tấn công, chống phá từ nhiều
phía của mọi loại kẻ thù, cả “giặc ngoại xâm” và giặc “nội xâm”.
Đây là vấn đề có tính quy luật của
nhận thức đúng, tiếp tục vận dụng, bảo vệ và phát triển sáng tạo những giá trị
khoa học, các mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên con
đường đi lên CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN của nhân dân ta. Điều đó đã giải thích
rõ tại sao chúng ta phải gắn chặt bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng với bảo vệ
Đảng, Nhà nước và nhân dân; phải kiên quyết đấu tranh, giành thắng lợi trước sự
tấn công của “giặc ngoại xâm” và sự tàn phá của “giặc nội xâm.
Biện chứng của vấn đề nằm ở đó, trách
nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị cũng nằm ở
đó: phải gắn chặt nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng với bảo vệ Đảng,
Nhà nước và bảo vệ nhân dân. Đó là mệnh lệnh của cuộc sống.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam và yêu
cầu nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững
mạnh khẳng định chỉ khi nào chúng ta bảo vệ được Đảng, Nhà nước và nhân dân thì
lúc đó, chúng ta mới bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng. Mỗi một thành
tố nội dung vừa phản ánh yêu cầu, nhiệm vụ của chính nó, đồng thời bao chứa nội
dung, hình thức khác, chỉ khi nào giải quyết tốt vấn đề bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, thì lúc ấy mới bảo vệ được Đảng, Nhà nước, nhân dân và ngược
lại.
Thành tựu của sự nghiệp đổi mới, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chất lượng cuộc sống, sự hài
lòng và niềm tin yêu của nhân dân đối với Đảng là thước đo giá trị, ý nghĩa của
việc giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng với bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Không thể vứt bỏ vũ khí, lơ là, mất
cảnh giác khi các thế lực chống phá Đảng, Nhà nước, nhân dân vẫn còn tồn tại
Nhận thức rõ tầm vóc, giá trị, ý nghĩa
và sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các thế
lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, các phần tử bất mãn, chống đối trong
và ngoài nước đã và đang dùng mọi thủ đoạn với “trăm phương, nghìn kế” để ra
sức bôi nhọ, xuyên tạc, phủ nhận bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác
– Lênin, đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác – Lênin; vu cáo, buộc
tội, quy kết Đảng ta bảo thủ, trì trệ, sai lầm mang tính hệ thống vì ở thời đại
toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cách mạng công nghiệp 4.0 mà vẫn khư khư bám
giữ, níu kéo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã lỗi thời, lạc hậu;
“đã bị cuộc sống đào thải”, “đưa vào bảo tàng lịch sử”, v. v..
Theo đuôi bọn phản động, một số người
có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước ta đã viết “tâm thư”, “kiến nghị” với
Đảng, khuyên Đảng ta nên từ bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, chỉ nên giữ lại tư tưởng
Hồ Chí Minh. Lý do họ đưa ra là chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời ở nước Đức, nước
Nga, ở châu Âu, từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX với điều kiện, hoàn cảnh
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội khác nước ta. Nó đã là của quá khứ, lạc
hậu, hoàn toàn không phù hợp với thực tiễn Việt Nam và phương Đông. Hơn nữa, họ
vu khống rằng, C. Mác là nhà kinh tế, V.I. Lênin là nhà chính trị. Các ông đã
là quá khứ, ở thời đại khác, sống cách chúng ta hàng thế kỷ, lại không có học
thuyết, lý luận nào sống mãi nên không thể lấy quan điểm của một vài người “đã
chết” để làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho “những người đang sống”, làm
phương châm chỉ đạo hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam.
Hơn thế nữa, có người còn cho rằng,
chủ nghĩa Mác – Lênin chẳng qua chỉ là “sự sao chụp giản đơn phép biện chứng
của Hêghen, chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc” và “quan điểm của chủ
nghĩa dân túy ở Nga”. Chính vì vậy, mô hình CNXH mà các ông đề xướng cùng học
thuyết về CNXH do các ông xây dựng nên đã “chết yểu”, đã bị “cáo chung” cùng
với sụp đổ của chế độ XHCN theo mô hình Xô viết ở Liên Xô, các nước Đông Âu; tư
tưởng, lý luận về CNXH đã chấm dứt…
Vin vào cái cơ ấy, có người còn cho
rằng, chủ nghĩa Mác – Lênin được gọi là khoa học, cách mạng chẳng qua chỉ là
“một danh xưng phù phiếm” nhằm “lừa bịp giai cấp công nhân và người dân lao
động” bởi nó chẳng giúp ích gì cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động
ngoài những khổ đau, chiến tranh và lạc hậu, trong khi đó, các nước tư bản lại
bình an, phát triển, đã và đang tận dụng tốt thành tựu của cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ nên không ngừng đổi mới, ngày càng thích nghi và phát triển
mạnh mẽ; đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn nhiều lần so với ở các nước đi theo con
đường XHCN. Những người này đã tự loại mình ra khỏi nòi giống, tổ tiên “Lạc
Hồng”, chà đạp lên xương máu của hàng triệu anh hùng liệt sĩ…
Vì thế, họ lớn tiếng quy kết, buộc tội
Đảng ta cản trở lịch sử, tiến bộ xã hội, đòi phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin,
thay thế nó bằng hệ tư tưởng tư sản và khẳng định: xây dựng chủ nghĩa tư bản là
sự lựa chọn duy nhất đúng đắn trong điều kiện lịch sử hiện nay ở Việt Nam bởi
tính ưu việt của chủ nghĩa tư bản và nền công nghiệp tiến tiến đã được kiểm
nghiệm, chứng minh trên thực tế qua nhiều thế kỷ.
Rõ ràng, những nhận thức mơ hồ, không phân biệt rõ phải trái,
đúng sai về bản chất của thời đại, mối quan hệ biện chứng giữa nội dung thời
đại với nội dung của từng giai đoạn, nhất là giai đoạn hiện nay…, ở một số
người dân là điều đáng trách, cần phải “cải tạo”, khắc phục và giáo dục, giúp
họ nhận thức lại, có hiểu biết đầy đủ hơn giá trị, ý nghĩa của những thành tựu,
con đường đi lên CNXH ở Việt Nam và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh,
hạnh phúc.
Đây là vấn đề mang tính nguyên tắc,
phản ánh rõ tính quy luật nhận thức và những việc làm cần thiết trong quá trình
kiến tạo xây dựng chế độ xã hội mới tốt đẹp ở nước ta trước sự chống phá của
các thế lực thù địch. Bởi thắng lợi của cách mạng XHCN chỉ là bước đầu, các thế
lực thù địch đã bị cách mạng đánh đổ nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn, vẫn còn âm mưu,
thủ đoạn phục thù, vẫn còn tổ chức tàn dư và lực lượng bất mãn chống phá, đang
ẩn náu khắp nơi, luôn rình rập sự sơ hở của cách mạng để chống phá, đòi lấy lại
những gì chúng đã bị cách mạng tước bỏ và hơn thế, vẫn còn đó sự bao vây của
chủ nghĩa tư bản với sự hà hơi, tiếp sức, bơm tiền cho các thế lực thù địch
chống phá chúng ta.
Điều này đã được các nhà sáng lập chủ
nghĩa Mác – Lênin cảnh báo về sự cần thiết phải vũ trang lý luận khoa học, tiền
phong cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động để họ tiếp tục sứ mệnh “phá
tan các đám mây mù và dọn dẹp những tảng băng tuyết” cản trở mùa xuân, phá hại
cuộc sống mới. Đúng là, khi xung quanh chúng ta vẫn còn những kẻ chống phá ẩn
hình, giấu mặt thì những người cộng sản không được vứt bỏ vũ khí, không được lơ
là, mất cảnh giác. Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin đã cảnh báo như vậy
và ngày nay, nó vẫn còn nguyên giá trị.
Cần suy ngẫm và trả lời câu hỏi: Vì
sao các thế lực thù địch lại ra sức xuyên tạc, chống phá quyết liệt và muốn
triệt hạ những tư tưởng cách mạng từ trong trứng nước, cố tình hạ bệ chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh? Nguyên nhân chính của sự trả thù ấy phải
chăng là do C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh đã phê phán chua cay,
gay gắt những thói hư, tật xấu của chủ nghĩa tư bản, vạch trần những tội ác của
những kẻ bóc lột, kêu gọi “vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”, đứng vững trong
một mặt trận thống nhất do giai cấp công nhân lãnh đạo để đấu tranh xóa bỏ ách
thống trị, phá tan “gôm cùm, xích sắt”; quét sạch sự bất công; giành lại độc
lập, tự do và quyền sống làm người.
Phải chăng sự lên án, vạch trần tội ác
và phê phán chua cay đến tận cốt tuỷ cũng như sự luận chứng sâu sắc về tính tất
yếu khách quan phải diệt vong của chủ nghĩa tư bản đã khiến bọn áp bức, bóc lột
“sôi lên như đỉa phải vôi”, ôm hận thù, “mất ăn mất ngủ” tìm mọi cách chống
phá, thủ tiêu, hạ bệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để trừ mối
họa?
Cùng với việc công kích, bôi nhọ, phủ
định sạch trơn giá trị khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, hạt nhân
của hệ tư tưởng vô sản, chúng còn tập trung tấn công tư tưởng Hồ Chí Minh với
“hai gọng kìm” từ hai hướng khác nhau: (1) Cố tình hạ thấp vị thế, uy tín, vai
trò, giá trị và ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh, cho rằng Hồ Chí Minh không có tư
tưởng, nếu có chẳng qua chỉ là sao chép, nhắc lại tư tưởng của C. Mác, Ph.
Ănghen, V.I. Lênin và tư tưởng của các bậc tiền bối. Hồ Chí Minh không có tư
tưởng của riêng mình hoặc tản mạn là tư tưởng dân tộc, nó không trở thành một
hệ thống; (2) Đề cao thái quá tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu cầu Đảng ta phải gọi là
chủ nghĩa Hồ Chí Minh để nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc; thậm chí đối lập
tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác – Lênin. Cả hai thái cực này đều có
chung một mục đích là phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng, chống Đảng, Nhà nước
và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Thật đáng trách, phải vạch mặt âm mưu,
thủ đoạn ấy.
Kết hợp chặt chẽ giữa “xây” với “chống”,
chống “giặc ngoại xâm” với chống “giặc nội xâm” – một yêu cầu khách quan, công
việc cần làm ngay và luôn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ Đảng,
Nhà nước và nhân dân
Lúc này, bảo vệ, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh – nền tảng tưởng của Đảng, nhất thiết phải đẩy mạnh đấu tranh
phản bác, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và các chiêu trò chống phá Việt Nam của các
thế lực thù địch, nhất là chống phá trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, lý luận;
phải kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa “xây” với “chống”; chống “giặc ngoại xâm” đi
liền với chống “giặc nội xâm”, sự hợp lực của hai thế lực ấy.
Ngoài những nội dung, giải pháp bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân, chúng ta đã và
đang phát huy tốt tác dụng, điểm nhấn của yêu cầu, nhiệm vụ mới, cấp bách hiện
nay, đòi hỏi sự toàn tâm, toàn ý của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ
thống chính trị là phải “chung sức đồng lòng”, tập trung công sức, trí tuệ để
bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân;
đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là khẩn trương, khẩn trương
hơn nữa; quyết liệt và quyết liệt hơn nữa để đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng,
chống “giặc nội xâm”, hướng mũi nhọn và tập trung tinh lực vào đạt một mục
đích: chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, quan liêu đúng với tinh thần đồng
chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra.
Lúc này, nếu không kịp thời ngăn chặn,
đẩy lùi tệ nạn tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, quan liêu, chúng ta không thể
bảo vệ thành công nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân
dân.
Điều này đúng với sự cảnh báo của V.I.
Lênin: Mọi kẻ thù đều đáng sợ, nhưng sợ nhất là những người cộng sản tự hủy
hoại mình. Sự phân rã, phân liệt, tách rời và mâu thuẫn nội bộ sẽ phá hoại
Đảng, thậm chí nó có thể giết chết chế độ XHCN. Cho nên, “chặt cành sâu mọt để
cứu cây”, “kỷ luật một và người để cứu muôn người”, là việc làm không ngừng
nghỉ, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, làm cho Đảng ta sáng láng hơn,
trong sạch hơn, xứng đáng là Đảng đạo đức, là văn minh. Điều này có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng trong bối cảnh tình hình hiện nay. Nghị quyết Đại hội XIII của
Đảng có thành công hay không, bảo vệ nền tảng tưởng của Đảng, bảo vệ Đảng, Nhà
nước và nhân dân có đạt mục đích, hiệu quả hay không, tất cả phụ thuộc vào kết
quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; trong đó thành công của cuộc
đấu tranh chống “giặc nội xâm” do Đảng lãnh đạo và cả hệ thống chính trị Việt
Nam đang vào cuộc có ý nghĩa rất quan trọng./.
Nhận xét
Đăng nhận xét