Phản biện xã hội (PBXH) là sự tham gia
của cá nhân, các tổ chứcvề một vấn đề, chủ trương, chính sách nào đó của Đảng,
Nhà nước nhằm làm cho chủ trương, chính sách đó đầy đủ, đúng đắn, hoàn thiện
hơn trong thực tiễn, đáp ứng nhu cầu xã hội, tạo nên sự đồng thuận, phục vụ tốt
hơn những vấn đề quốc kế, dân sinh.
PBXH thể hiện rõ trong việc nêu ý kiến góp ý, bổ sung, những vấn
đề chưa tán thành của người dân đối với những chủ trương, chính sách, quyết
định, phán quyết… của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức, cơ quan, đoàn
thể từ Trung ương đến địa phương. Mục đích của PBXH là làm sáng tỏ bản chất của
vấn đề, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, những điểm chưa hợp lý, bất cập của
những chủ trương, chính sách, phán quyết, quyết định đó. Như vậy, bản chất của
PBXH là thực hành dân chủ, góp phần bổ sung, sửa chữa những khiếm khuyết, tồn
tại, những sai sót, đem lại những lợi ích chính đáng, hợp pháp, thúc đẩy sự
phát triển của xã hội. PBXH có ý nghĩa chính trị sâu sắc, phản ánh mối quan hệ
giữa Nhà nước với nhân dân và hơn thế, nó thể hiện sâu sắc dân chủ XHCN, bản
chất Nhà nước pháp quyền XHCN – quyền lực thuộc về nhân dân. PBXH tập hợp sức
sáng tạo và trí tuệ của các giai tầng, tạo nên sức mạnh nội lực để giải quyết
các vấn đề xã hội, là sự thể hiện dân chủ hóa đời sống xã hội, một mặt còn là
thước đo trình độ phát triển, trình độ văn minh Nhận thức đầy đủ ý nghĩa, vai
trò của PBXH, Đảng và Nhà nước ta luôn trân trọng lắng nghe và tiếp thu những ý
kiến phản biện của các tầng lớp nhân dân. Điều đó được thể hiện rõ trong quá
trình xây dựng Hiến pháp, hệ thống luật, các cơ chế, chính sách về các vấn đề
trong đời sống xã hội.
Tuy nhiên, cùng với sự đóng góp thiết thực, có ý thức xây dựng
của các tầng lớp nhân dân thì một số thành phần đã lợi dụng PBXH để thực hiện
âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ và nhân dân ta.
Trong âm mưu thực hiện chiến lược
“Diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, các đối tượng
lợi dụng quyền tự do ngôn luận, lợi dụng PBXH để tập hợp lực lượng chống đối
chính trị, thúc đẩy sự đối kháng trong xã hội, tạo các lực lượng đối lập, nhân
danh phản biện để phản đối, chống đối các chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước ta. Âm mưu của các thế lực thù địch là bác bỏ chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh – nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam,
tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN ở Việt Nam. Đặc biệt
là trước và trong quá trình tổ chức đại hội nhiệm kỳ của Đảng, các kỳ bầu cử
Quốc hội, HĐND các cấp, các thế lực thù địch, phản động càng chống phá quyết
liệt.
Trong thời gian qua, trên mạng xã hội
có không ít người tự cho mình là người “phản biện”, có tư tưởng “tiến bộ”, lấy
danh nghĩa PBXH để nêu những ý kiến về các chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng, Nhà nước, từ những vấn đề lớn của đất nước đến các chính sách, quyết
sách cụ thể ở các bộ, ngành, địa phương. Họ đưa ra ý kiến với những cách thức
như viết các “thư ngỏ”, “kiến nghị” gửi các cấp, các ngành, gửi các đồng chí
lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đăng tải trên mạng xã hội, blog, web[1]site cá nhân…
Họ trả lời phỏng vấn của các đài, báo nước ngoài với nội dung xuyên tạc chủ
trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, thổi phồng, bôi
lem những tồn tại, hạn chế của đời sống xã hội. Trên cơ sở nêu vài nội dung
mang tính phản biện nhưng lại thể hiện bằng ngôn ngữ miệt thị, chửi bới, công kích,
bóp méo sự thật nên về thực chất là lợi dụng để xuyên tạc, chống phá chứ không
còn ý nghĩa phản biện. Một số người tự xưng là “nhà lý luận” còn lợi dụng PHXH
để kích động, tuyệt đối hóa tự do, dân chủ, rằng chúng ta đang xây dựng một xã
hội “thiếu không gian tự do”, “tự do là không chính trị”, “dân chủ hóa, giải
phóng con người là chiếc chìa khóa vạn năng”…
Ở đây, khái niệm tự do đã bị hiểu theo
nghĩa không còn tổ chức, không còn quy tắc, văn hóa, pháp luật, nghĩa là không
còn gì ràng buộc. Và họ vội vã kết luận mang tính quy chụp, rằng nguyên nhân
trì trệ về kinh tế là do trì trệ về chính trị, nguyên nhân các tồn tại, yếu kém
là “do độc Đảng”! Như vậy, bằng con đường tiếp cận sai trái, họ đã đổ lỗi cho
chế độ chính trị của Việt Nam, đổ lỗi cho Đảng, hướng lái quan điểm, tâm lý
người dân để gây mâu thuẫn, kích động chống phá. Thử hỏi, ở mọi quốc gia, dân
chủ đều phải gắn với kỷ cương, xã hội sẽ như thế nào nếu tự do, dân chủ một
cách vô nguyên tắc, phi pháp luật? Thực tế đã cho thấy, không thể áp dụng một cách
máy móc kiểu “tự do”, “dân chủ” ở nước này sang nước khác do những đặc điểm
riêng về lịch sử xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa, trình độ nhận thức của
người dân.
Nguy hiểm hơn, một số trường hợp sau
khi rời các vị trí, chức vụ trong Đảng, Nhà nước thì vì tư lợi hẹp hòi, vì động
cơ xấu, họ lại lợi dụng danh nghĩa phản biện để đưa ra những quan điểm trái
khoáy, lấy cớ góp ý với Đảng, Nhà nước mà mục đích chính là nhằm làm mất niềm
tin trong nhân dân, chia rẽ mối đoàn kết trong nội bộ. Đã có không ít vụ việc
lấy danh nghĩa PBXH, họ đã đưa lên báo chí nước ngoài hoặc mạng xã hội nội dung
không đúng sự thật, thiếu công tâm, phản biện sai lệch, kéo theo nhiều hậu quả
khôn lường, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự, gây hoang mang dư luận.
Mục đích của những trường hợp trên nhằm thu hút sự chú ý của người đọc đối với
những bài viết của họ và tấn công trực diện vào các chủ trương, đường lối,
chính sách, uy tín của Đảng và Nhà nước, phủ nhận tất cả những thành quả mà đất
nước đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thậm chí tung ra các bài viết, bình
luận bằng các ngôn từ cay độc, vô văn hóa, vô đạo đức…
Rõ ràng, PBXH nếu được thực hiện một cách có hiệu quả có thể giúp
điều chỉnh xã hội từ vi mô tới vĩ mô, làm cho các chủ trương, chính sách ngày
càng hoàn thiện, đem lại hiệu quả tốt hơn. PBXH là biểu thị cho tính dân chủ
của xã hội. Nhưng nếu lợi dụng PBXH để kích động, thổi phồng, xuyên tạc nhằm
gây nhiễu loạn thông tin, gây ra sự ngộ nhận, nhầm lẫn trong dư luận khiến
nhiều người hiểusai về hiện tình đất nước, hiểu sai về Đảng, Nhà nước thì hành
vi đó là phá hoại, cần phải đấu tranh, loại trừ.
PBXH không chỉ là sự phân tích, chỉ ra
những khiếm khuyết của các chủ trương, chính sách về các vấn đề xã hội mà thông
qua PBXH, khi tạo được sự góp ý, hoàn thiện, nó còn là sự thể hiện đồng thuận
xã hội, sự khuyến khích, cổ vũ của xã hội với những chủ trương, chính sách đúng
đắn, hợp lòng dân. Chính vì vậy, làm tốt công tác PBXH sẽtạo được sức mạnh to
lớn cho các phong trào hành động cách mạng.
Để PBXH đem lại hiệu quả, ý nghĩa tích
cực phải dựa trên nền tảng tri thức, thái độ khách quan, lấy lợi ích của cộng
đồng làm mục đích hướng đến. Nếu không, PBXH sẽ dễ chỉ là ý kiến chủ quan, cảm
tính và phiến diện, thậm chí cực đoan, không đóng góp với tiến trình phát triển
của xã hội, của đất nước.
Mỗi người dân khi tiếp cận các thông
tin được cho là PBXH đăng tải trên không gian mạng cần trang bị cho mình “bộ
lọc” và có chủ kiến khi tiếp cận các vấn đề phản biện. Đặc biệt, với người được
các thế lực xấu tung hô, ca ngợi là “nhà dân chủ”, “nhà bất đồng chính kiến”…
thì phải cẩn trọng thanh lọc. Không nên vội vàng đọc mà tin ngay vào các ý kiến
dạng phản biện của ai đó khi mình chưa xác định được đầy đủ về tính chính xác
của thông tin, động cơ của việc nêu ý kiến đó. Do vậy, để nhận diện âm mưu, thủ
đoạn lợi dụng PBXH để gây nhiễu thông tin, chống phá đất nước của các thế lực
thù địch, phản động, trước mỗi thông tin được cho là PBXH, cần chú ý nguồn gốc
thông tin đó ở đâu? Thực tế có những thông tin sai lệch không rõ nguồn, chỉ
được viện dẫn rất vu vơ hoặc xuất phát từ “nghe nói”, đồn thổi! Đặc biệt, cần
cảnh giác với thông tin được đưa ra từ những người vốn có thành kiến, có âm
mưu, hành động chống phá Đảng, Nhà nước.
PBXH cần phải thực hiện một cách công
khai, nghiêm túc đối với các dự án luật, văn bản quy phạm pháp luật, các chương
trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa, an ninh, quốc
phòng.
Đảng và Nhà nước ta luôn khuyến khích
các diễn đàn PBXH với ý thức trách nhiệm và tinh thần xây dựng, các ý kiến đóng
góp có tính khoa học, thực tiễn, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân,
giải pháp để ngày càng đóng góp nhiều hơn, tốt hơn cho sự phát triển chung của
đất nước. Ngược lại, mang danh PBXH để hành động chống phá, đi ngược lại lợi
ích của đất nước, của nhân dân là không thể chấp nhận. Những người lợi dụng
danh nghĩa PBXH để xâm phạm lợi ích của Đảng, Nhà nước, xâm phạm quyền, lợi ích
hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì tuỳ tính chất, mức độ sẽ bị xử lý trước pháp
luật
Nhận xét
Đăng nhận xét