THỰC TRẠNG HÀNH VI LỢI DỤNG INTERNET, MẠNG XÃ HỘI ĐỂ TUYÊN TRUYỀN CÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CHỐNG PHÁ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang
diễn ra mạnh mẽ, cùng với sự bùng nổ của internet, mạng xã hội. Internet, mạng
xã hội cũng là kênh chủ yếu để các thế lực thù địch, các cá nhân, tổ chức phản
động trong và ngoài nước càng ráo riết, quyết liệt hơn trong việc chống phá chế
độ ta, với mức độ ngày càng nghiêm trọng, phạm vi ngày càng mở rộng, tính chất
ngày càng phức tạp hơn, chúng chống đối tán phát các dự luật, nghị quyết của
Đảng, Nhà nước, Quốc hội liên quan đến bảo vệ chủ quyền biển, đảo với nội dung
xuyên tạc, vu cáo, kích động biểu tình, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an
toàn xã hội, đẩy vấn đề lên nhằm phá hoại nội bộ, tác động tiêu cực tới nhận
thức, quan điểm, tư tưởng, gây tâm lý hoang mang, hoài nghi, làm suy giảm lòng
tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của
Nhà nước đối với xã hội.
Với khả năng tương tác và lan truyền
thông tin nhanh chóng, internet, mạng xã hội cũng được các thế lực thù địch sử
dụng để chia sẻ công cụ, cách thức, thủ đoạn phạm tội; phương thức lây nhiễm
virus, phần mềm gián điệp,... nhằm mục đích cản trở hoạt động của cơ quan chức
năng, các tập đoàn kinh tế, phá hoại nền kinh tế của đất nước. Hoạt động tuyên
truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch đã tác động thúc đẩy “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ. Nhiều trường hợp cán bộ, đảng viên hưởng ứng tham
gia tụ tập biểu tình gây mất an ninh trật tự, phát ngôn, trả lời phỏng vấn báo
đài nước ngoài với nội dung tiêu cực, bất mãn.
Trước thực trạng trên, Đảng, Nhà nước
ta đã có nhiều chủ trương, chính sách chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh mạng và
phòng, chống hoạt động lợi dụng internet, mạng xã hội chống phá nước ta, như:
Chỉ thị 28-CT/TW, ngày 16/9/2013 của Ban Bí thư (khóa XI) “Về tăng cường công
tác đảm bảo an toàn thông tin mạng”; Chỉ thị 15/CT-TTg, ngày 17/6/2014 của Thủ
tướng Chính phủ “Về tăng cường công tác bảo đảm an ninh và an toàn thông tin
mạng trong tình hình mới”; Luật An toàn thông tin mạng năm 2016 và mới đây nhất
là Luật An ninh mạng. Ban Tuyên giáo Trung ương đã tăng cường chỉ đạo, nâng cao
hiệu quả công tác quản lý báo chí, xuất bản, internet; xác định rõ trách nhiệm
của cơ quan chủ quản trong đấu tranh, phản bác các thông tin và luận điệu sai
trái, âm mưu, hoạt động lợi dụng internet, mạng xã hội để chống phá Đảng, Nhà
nước. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ động triển khai công tác phát hiện, đấu
tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng internet, mạng xã hội để
vi phạm pháp luật. Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng/Bộ Quốc phòng được
thành lập theo Quyết định số 1198/QĐ-TTg ngày 15/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ
đóng vai trò nòng cốt trong việc bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, là lực
lượng quan trọng tham gia bảo đảm an ninh, an toàn không gian mạng quốc gia,
đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao và “diễn biến hòa bình” trên không
gian mạng, chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ tác chiến trên
không gian mạng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Các đơn vị trong Quân
đội ở mỗi cấp đều được tổ chức thành lập một lực lượng chuyên sâu đấu tranh
phản bác các quan điểm sai trái thù địch, cơ hội chính trị trên không gian
mạng, hoạt động nền nếp, hiệu quả.
Tuy nhiên, công tác này vẫn còn những
hạn chế, bất cập, như: Việc bảo vệ thông tin nội bộ của một số tổ chức và cá
nhân còn sơ hở, chưa được bảo mật tốt; công tác tuyên truyền, định hướng và đấu
tranh phản bác các thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch vẫn còn thụ
động, thiếu sắc bén. Năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách
trong phòng, chống tội phạm lợi dụng internet, mạng xã hội có mặt còn hạn chế;
trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật còn thiếu, lạc hậu… nên gặp nhiều khó khăn
trong phát hiện, thu thập chứng cứ và thực hiện công tác phòng ngừa, đấu tranh.
Trong khi đó, tội phạm là những đối tượng có kiến thức, trình độ, sử dụng nhiều
thủ đoạn tinh vi và liên tục thay đổi phương thức hoạt động trên phạm vi rộng,
đặc biệt là từ nước ngoài nên rất khó phát hiện, đấu tranh, xử lý.
Vì thế, một trong những vấn đề quan
trọng đặt ra với mỗi tổ chức và công dân hiện nay là cần phải tỉnh táo, nhận
thức đúng trách nhiệm của mình trong việc chuyển tải thông tin trên mạng xã
hội. Đấu tranh ngăn ngừa hành vi lợi dụng internet, mạng xã hội để tuyên truyền
các luận điệu xuyên tạc về Đảng và Nhà nước ta là cuộc chiến lâu dài, khó khăn,
phức tạp, đòi hỏi phải có sự quyết tâm cao, ý thức, trách nhiệm của các cấp,
các ngành, mỗi tổ chức và công dân để đạt được hiệu quả cao nhất, làm thất bại
âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.
Một số vấn đề về nhận diện, trách
nhiệm, biện pháp… đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng: Mời các bạn theo dõi ở
kỳ tiếp theo!
Nhận xét
Đăng nhận xét