Chương trình Chung kết năm Đường Lên đỉnh
Olipia đã kết thúc với vòng nguyệt quế vinh quang dành cho người dứng đáng, em
Đặng Lê Nguyên Vũ, THPT Bắc Duyên Hà, Thái Bình. Đáng chú ý, chương trình này
có hai vấn đề mà đến ngày hôm nay cũng vẫn đang trở thành chủ đề bàn tán tương
đối rôm rả của không ít người.
Thứ nhất là về sai sót trong câu hỏi tiếng
Anh về từ đồng nghĩa, để từ đó, nhiều ý kiến bắt đầu phán xét theo hình thức giả
sử, tâm lý này kia,… Vẫn biết rằng sự chuẩn xác trong cuộc sống này là điều cần
thiết và xã hội luôn hướng tới điều đó. Tuy nhiên, ta cần phải hiểu rằng cho đến
hiện nay môi trường chân không tuyệt đối còn chưa có được huống hồ các vấn đề
xã hội. Một chương trình có sai sót cũng là điều bình thường. Đó là điều tất yếu
người ta gọi là dung sai sau những nỗ lực của đội ngũ nhà khoa học và ekip thực
hiện chương trình. Nói cách khác, mọi người đã nỗ lực hết những gì có thể.
Thứ hai, trong nội dung câu hỏi "Tấm
bản đồ địa lý nào của nước ta vẽ khoảng năm 1838, có ghi hai tên Hoàng Sa và Vạn
Lý Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam?" , thí sinh trả lời đáp án "Đại
Nam thống nhất toàn đồ". Ban cố vấn, nhà sử học Lê Văn Lan đã trả lời và
chấp nhận đáp án "Đại Nam thống nhất toàn đồ". Từ đây, nổ ra những cuộc
tranh luận của những “chuyên za”, và họ cho rằng cần phải chính xác tên mới được
chấp nhận chứ không thể nắm ý như thế. Một lần nữa Nhà sử học Lê Văn Lan cho rằng
các thí sinh trong Đường lên đỉnh Olympia nói được đúng ý là tốt. Với người
chuyên làm sử thì không nói được đúng từ gốc mới là bị liệt. Tôi hoàn toàn nhất
trí và ủng hộ tuyệt đối với Giáo sư đáng kính. Bởi cũng như Giáo sư Lê Văn Lan
đã nói “Chúng ta đừng khắt khe quá!” Vì các em tham dự cuộc thi này chưa phải
là những chuyên gia lịch sử. Các em ấy đang là người học, người học giữa muôn
trùng kiến thức nhớ được ý đã là là điều tích cực. Bởi nếu bắt nhớ chính xác chứ
không phải ý thì không khác nào tư duy học vẹt. Tư duy đó hình như đang ăn sâu
vào trong đầu của những người phản đối theo hướng “khắt khe”. Nhân cơ hội này
cũng là lúc chúng ta cần nhìn nhận lại về phương pháp giáo dục, giữa sự chính
xác tuyệt đối và hiểu, nắm ý căn bản. Miễn không phải là sự lệch lạc sai bản chất
là được.
Suy cho cùng, để đất nước đi lên, chúng
ta cần những sự đột phá và sợi dây xuyên suốt là tư duy căn bản, nắm bản chất vấn
đề. Chứ không phải là “bắt những con vẹt” nhắc lại nguyên si lời nói của người
đời. Đặc biệt, tại một chương trình trí tuệ, phông kiến thức rộng mênh mông và
hội tụ các yếu tố tâm lý, may mắn cũng như những phần trăm giây chớp nhoáng thì
việc định ra ý đã là quá tuyệt vời rồi. Chúng ta cần thế hệ ngày mai cho đất nước
hùng cường chứ không cần cái “máy ghi âm” hay “con vẹt mô phỏng theo tiếng nói
người đời”.
Nhận xét
Đăng nhận xét