“Tôi là người Trung Quốc tôi không nói Nam Sa – Tây Sa là của tôi thì tôi không phải là người Trung Quốc. Cũng như các đồng chí là người Việt Nam mà không nói Hoàng Sa – Trường Sa là của các đồng chí thì các đồng chí không phải là người Việt Nam”. “Tôi không thể bỏ đường 9 đoạn được vì đường chín đoạn là cái lịch sử để lại, nếu chúng tôi bỏ nó thì người dân Trung Quốc không theo chúng tôi”. Đây là câu nói của Nguyên Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nói với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào năm 2011.
Đáp trả lại điều
này, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ trả lời nhẹ nhàng và dứt khoát: “Các đồng
chí nói sai rồi, cái đường đó đâu phải là đường lịch sử để lại. Đường đó là của
Tưởng Giới Thạch. Chúng tôi và các đồng chí đều không công nhận Tưởng Giới
Thạch vì thế làm sao có thể công nhận sản phẩm của họ! Nếu các đồng chí nói
lịch sử thì lẽ ra phải nói đến “Nhị thập tứ sử” hay “Hoàng triều trực tỉnh địa
dư toàn đồ”.
Đến đây, Hồ Cẩm Đào
chỉ còn biết im lặng. "Nhị thập tứ sử" là bộ chính sử được các triều
đại Trung Quốc thừa nhận. Bộ sử ký này ghi chép từ Thượng cổ đến thời nhà
Thanh. Trong đó các mục Địa lý đều không đề cập đến các hòn đảo ở xa hơn đảo
Hải Nam.
“Hoàng triều trực
tỉnh địa dư toàn đồ” - Tập bản đồ Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của TQ được thực
hiện dưới thời nhà Thanh, xuất bản năm 1904 trong đó ghi rõ cực Nam của Trung
Quốc là đảo Hải Nam.
Nói đến đây chắc
các bạn đều biết cái gọi là đường 9 đoạn hay lưỡi bò kia, hoàn toàn không phải
là thứ được lịch sử để lại, mà chỉ đơn giản là một sản phẩm được Trung Hoa Dân
Quốc vẽ ra để thể hiện sự bá quyền của họ mà thôi. Chúng ta hãy cùng quay về
với lịch sử của hơn 70 năm trước, để xem Đường lưỡi bò đã được vẽ ra và từng
bước trở thành công cụ bá quyền của Trung Quốc như thế nào nhá.
Năm 1948 Cục Phương
vực Bộ Nội chính Trung Hoa Dân Quốc đã phát hành một tấm bản đồ có thứ gọi là
đường 11 đoạn bao gồm quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, vùng Vịnh Bắc Bộ
của Việt Nam quần đảo Đông Sa và bãi Macclesfield, tức là nó chiếm tới hơn 80%
diện tích của Biển Đông. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau khi thành lập năm 1949
vẫn xác định cương vực trên Biển Đông theo "đường mười một đoạn" của
Trung Hoa Dân Quốc, đến năm 1953 thì bỏ hai đoạn trong vịnh Bắc Bộ, trở thành
"đường chín đoạn".
Trong suốt một thời
gian dài, mặc dù cho xuất bản bản đồ có thể hiện "đường lưỡi bò" như
trên, nhưng cả Chính phủ Trung Hoa Dân quốc lẫn Chính phủ Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa chưa bao giờ đưa ra lời tuyên bố hoặc giải thích chính thức gì về
"đường lưỡi bò" đó. Năm 1993, chính phủ Đài Loan công bố Nam Hải
Chính sách Cương lĩnh cho rằng Đường chín đoạn phân định ra vùng nước lịch sử.
Nhưng đến năm 2003 Tổng thống Đài Loan Trần Thủy Biển đã bác bỏ chính sách này,
đến đây Đài Loan coi như không còn liên quan gì đến đường chín đoạn, nhưng họ
vẫn tham gia vào các cuộc tranh chấp trên biển đông, khi họ đang chiếm giữ Đảo
Ba Bình từ thời Việt Nam Cộng Hòa.
Sang đến thế kỷ 21,
thương mại của thế giới đang bước vào giai đoạn cực thịnh, Trung Quốc mới liên
tục thúc đẩy tuyên bố chủ quyền phi lý và xua tàu cá ra khắp biển đông để khẳng
định cái gọi là đường 9 đoạn, từ đó tạo ra một làn sóng xung đột làm cho nơi
đây luôn căng thẳng trong hàng chục năm. Đến đây cũng cần phải lưu ý rằng, Việt
Nam và Trung Quốc không phải là những nước duy nhất tranh chấp trong khu vực,
mà nó đã vượt qua tầm khu vực và nâng lên tầm thế giới, khi thu hút cả những vị
khách từ bên kia đại dương. Đó là lý do mà vì sao khi nghe bản tin thời sự khi
nói về vấn đề này, Việt Nam dùng từ "đụng độ với tàu lạ", chứ không
dùng từ "đụng độ với tàu Trung Quốc".
Hoa Kỳ kể từ thời
của Tổng thống Obama đã thực hiện chính sách xoay trục sang Châu Á, đặc biệt là
khu vực Đông Nam Á nơi mà đang có tranh chấp giữa các quốc gia ASEAN với Trung
Quốc. Đó như là một cách để kiềm chế sự trỗi dậy của gã khổng lồ này. Biển đông
là một trong những nơi có vị trí cực kỳ quan trọng trên thế giới, đóng vai trò
như những con đường huyết mạch của thương mại thế giới. Là vùng biển có 1 trong
số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên thế giới đi qua. Giao thông nhộn nhịp
đứng thứ 2 trên thế giới (sau Địa Trung Hải). Hàng ngày có khoảng 150 - 200 tàu
qua lại, khoảng 50% là tàu trên 5.000 tấn, hơn 10% là tàu trên 30.000 tấn,
chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động trên biển của thế giới. Hơn 90% lượng vận tải
thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi
qua vùng Biển Đông.
Chưa kể nơi đây
cũng chứa điểm yếu cố hữu của Trung Quốc ngăn cản họ trở thành một siêu cường
toàn diện.
Trung Quốc hiện nay
đang phải đối đầu với cái gọi là thế tiến thoái lưỡng nan Malacca trong đó các
tuyến đường vận tải của họ đi qua Malacca giữa Malaysia và Indonesia có khả
năng bị hải quân Mỹ cản trở nếu xung đột thực sự xảy ra. Phần lớn nhập khẩu của
Trung Quốc trong đó 80% nhập khẩu nguyên liệu đều phải đi qua khu vực này và
bất kỳ sự bao vây thương mại nào cũng sẽ bóp nghẹt nền kinh tế Trung Quốc.
Đó là lý do vì sao
họ cần Hoàng Sa và Trường Sa để thiết lập các căn cứ có thể cơ động gấp xuống
khu vực này. Cùng với đó Trung Quốc cũng đang thúc đẩy quá trình hợp tác với
Thái Lan để xây dựng kênh đào Kra, cũng như họ đã thiết lập các căn cứ quân sự
tại Campuchia, như một cách để phá bỏ đi cái xiềng xích này.
Nhận xét
Đăng nhận xét