“Qua ở A9 Bạch Mai, thấy mẹ em ôm bố em khóc mà thương. Buột mồm nói với các bạn điều dưỡng rằng tại sao người phải nằm xuống không phải là đám báo nhà kia nhỉ? Các bạn điều dưỡng bảo là mấy thằng ấy cũng đang phải cắm ống cấp cứu kia kìa. Chúng nó không chết thì cũng tàn tật khốn khổ cả gia đình” - Đó là bình luận của một bác sĩ tại bệnh viện Bạch Mai mà mình đọc được sau vụ tai nạn khiến em nữ sinh thiệt mạng.
Cũng tối hôm mà em
gái thiệt mạng thì một vụ việc khác cũng xảy ra ở Bắc Ninh, một đoàn xe báo đâm
thẳng vào một cảnh sát đang làm nhiệm vụ khiến anh bị thương nặng. Điều gì đang
diễn ra vậy? Sao những người bình thường lại phải chịu hậu quả do một đám báo
đời gây ra?
Mình nhớ đến trường
hợp ở Sóc Trăng khi các anh cảnh sát tác động vào hai thanh niên mới 15 - 16
tuổi, có nghi vấn sử dụng rượu bia, điều khiển phương tiện giao thông lạng
lách, đánh võng, không chấp hành hiệu lệnh của CSGT, bỏ chạy với tốc độ cao… Dĩ
nhiên, các anh cảnh sát chắc chắn là không đúng về mặt pháp luật. Nhưng, để đối
đầu với một đám báo thủ, một đám choai choai phi xe bạt mạng, gây nguy hiểm đến
tính mạng của người khác, thì thú thực là mình có phần nào đồng ý và hiểu được
hành động của các anh.
Hôm vụ việc diễn
ra, làn sóng lên án các anh rất mạnh, dĩ nhiên là họ có cơ sở về điều đó. Nhưng
có một bình luận mình đọc được là: “Hãy đợi một thời gian sau, đám báo này chắc
chắn sẽ manh động hơn, chúng nó sẽ không sợ các anh trấn áp nữa, sẽ liều mạng
phi phóng hơn. Mà các anh có lẽ cũng chùn tay trấn áp, lỡ bị quay chụp lại thì
bị kỉ luật, bị mất việc… Rồi con cái ai nuôi, tiền đâu lo cho mẹ con gia đình…”
Khi thông tin các
anh bị đuổi, có một anh trong ngành nhắn tin cho mình là: "Họ làm thế vì
quá tức giận. Vì họ đã chứng kiến rất nhiều vụ tai nạn cho chúng nó gây ra. Họ
sai vì đã không làm việc kín đáo hơn. Nhưng ở vị thế của họ, rất khó có thể
bình tĩnh được. Dĩ nhiên, sai vẫn là sai"
Vụ việc ở Sóc Trăng
có thể sẽ tạo ra một tiền lệ mà đám báo nhìn vào, chúng sẽ không còn sợ hãi
nữa, không còn lo lắng nữa. Thậm chí nhiều thằng nghĩ rằng chúng sẽ được bênh,
ai đánh chúng sẽ phải mất việc.
Hồi lâu, mình từng
bị các anh 141 ở đoạn Hầm Kim Liên gọi vào chốt kiểm tra giấy tờ vì hôm đó tăng
ca về muộn. Các anh rất tử tế và xem xong thì vẫy cho đi luôn còn dặn mình rằng
tối đi gọn vào kẻo bọn trẻ trâu nó húc vào đít lại lăn quay ra. Vừa trả lại
giấy tờ xe cho mình, các anh vồ vào bắt hai thằng trẻ trâu không đội mỹ và tặng
cho hai thằng đó vài thứ “nghiệp vụ”... Thực ra, với những người dân bình
thường thì họ sẽ rất tử tế, nhưng với lũ báo đời thì khác.
Thường xuyên, chúng
ta đọc được những tin như thai phụ bị đoàn đua tông thiệt mạng, học sinh phóng
ẩu tông vào người già đi đường… Những người bình thường lương thiện thì lại
thiệt mạng oan ức còn nhiều lũ báo lại chẳng bị làm sao, nhiều đứa dựng xe dậy
rồi trốn được - dĩ nhiên là vẫn bị tóm thôi… Nhưng chúng ta cũng nên đặt ra câu
hỏi rằng, có lẽ chúng ta cần chút “ngoại lệ” gì đó để dẹp yên lũ này hay không?
Chứ nói bằng lời, tuyên truyền, bắt phạt thì có lẽ chẳng bao giờ là đủ, gọi
người nhà cũng chẳng giải quyết được gì.
Luật pháp không
phải lúc nào cũng theo dõi được toàn bộ diễn biến xã hội. Luật pháp cũng chẳng
“đuổi kịp” tốc độ của đám báo đời thiên hạ… Chúng ta cần những biện pháp
“nghiệp vụ” khác, dù đôi khi các biện pháp “nghiệp vụ” này có lẽ không chuẩn
chỉ về mặt luật pháp…
Đã có quá nhiều máu
và nước mắt của người dân vô tội rơi xuống rồi…
Nhận xét
Đăng nhận xét