Việc “khan hiếm” xăng dầu đã, đang trở
thành một vấn đề được người dân thủ đô Hà Nội đặc biệt quan tâm, thậm chí là
bức xúc trước thực trạng nhiều cây xăng treo biển đóng cửa hết hàng hoặc một số
cây xăng có bán nhưng chỉ giới hạn ở một giới hạn nhất định mặc dù phải xếp
hàng, chờ đợi trong một thời gian dài. Điều mà đáng quan tâm hơn trong khi các
cây xăng, chủ xăng dầu ngừng bán hàng hay bán “nhỏ giọt” thì ở một số tuyến phố
tình trạng người dân bán nhỏ, tự phát lại diễn ra đã, đang gây ra sự bức xúc
đối với người dân. Vậy giải pháp để giải quyết vấn đề trên là gì? Các lực lượng
chức năng, cộng đồng, xã hội và người dân cần phải làm gì?
Đối với vấn đề lý do khan hiếm xăng dầu
có lẽ chúng ta cũng đã nghe ý kiến phát biểu của Bộ trưởng Bộ Công thương ông
Đào Hồng Diên trước phiên chất vất của các đại biểu tại kỳ họp Quốc hội ngày
hôm qua 05/11/2022. Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có những biến
động, nguồn nhập hàng khan hiếm thì việc khan hiếm xăng dầu là có thể hiểu được
nhưng việc khan hiếm cục bộ hay tình trạng nơi bán, nơi không, đặc biệt là các
cửa hàng xăng dầu tư nhân thì cần phải xem lại và có hình thức xử lý.
Trước tình hình trên được biết Bộ Công
thương đã ban hành Chỉ thị yêu cầu tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong
kinh doanh xăng dầu. Đây là điều cấp thiết trong tình hình hiện nay trước mặt
hàng “thiết yếu” như xăng dầu đã, đang tác động đến cuộc sống hàng ngày của
hàng triệu người dân ở khu đô thị, tập trung đông dân chư như Hà Nội và các
tỉnh, thành phía Nam. Theo đó, nội dung Chỉ thị có yêu cầu lực lượng quản lý
thị trường thường xuyên kiểm tra, giám sát kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các
hành vi đầu cơ găm hàng, tạo khan hiếm nguồn cung xăng dầu, buôn lậu xăng dầu
qua biên giới và các hành vi vi phạm khác trong kinh doanh xăng dầu. Phối hợp
với Sở Công Thương và lực lượng chức năng trên địa bàn kiểm tra, giám sát toàn
bộ hệ thống thương nhân kinh doanh xăng dầu ở tất cả các loại hình. Riêng đối
với trường hợp cửa hàng bán lẻ xăng dầu tạm ngưng hoạt động thì cần làm rõ
nguyên nhân, lý do tạm ngưng, kiên quyết xử lý nghiêm khắc theo quy định. Kiến
nghị thu hồi giấy phép nếu vi phạm, dù là bất kể thương nhân ở loại hình nào.
Trước đó, như đã đề cập, những ngày qua,
tại Hà Nội tình trạng các cửa hàng kinh doanh xăng dầu thuộc hệ thống phân phối
của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tổng công ty dầu Việt Nam
(PVOil) vẫn duy trì hoạt động bán cho người dân, còn không ít cửa hàng xăng dầu
tư nhân đóng cửa, dừng hoạt động đã diễn ra ở hầu hết các quận, huyện. Ban Chỉ
đạo 389 của Hà Nội cũng đã đưa ra những quy định để kịp thời chấn chỉnh tình
trạng trên.
Như vậy, bên cạnh việc các cơ quan chức
năng đã, đang vào cuộc, thì ý thức của một bộ phận người dân trong việc có tâm
lý tích trữ xăng dầu để bán nhỏ lẻ, tự phát hay việc một số cửa hàng xăng dầu
lại “găm hàng” vì bán sợ “lỗ” là điều mà cần sự vào cuộc, lên tiếng của cả cộng
đồng, xã hội. Thêm một lần nữa để cho thấy việc một số anh em ủng hộ cho việc
“tư nhân hoá” 100% mặt hàng thiết yếu như xăng dầu thì hậu quả mà người dân
phải nhận lại thì sẽ như thế nào rồi đấy.
Nhận xét
Đăng nhận xét