Chuyển đến nội dung chính

Cẩn trọng lừa đảo bằng dịch vụ tâm linh

Các dịch vụ tâm linh nở rộ nhưng hãy cẩn trọng vì có thể đây là những chiêu trò lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Nhiều người đã tiền mất, tật mang.

Cẩn trọng dịch vụ tâm linh trực tuyến

Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán chính sách tôn trọng, đảm bảo và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhưng đã có các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tâm linh để lừa đảo. Rất đáng lo ngại là hiện nay, những hành vi này đang khuyếch trương hơn với sự trợ giúp đắc lực của công nghệ.

Nếu trước đây muốn xem bói phải đến tận nơi gặp thầy, thì giờ chỉ cần có điện thoại thông minh hoặc máy tính là có thể nhận được lời phán của "thầy" qua các ứng dụng online, với đủ mọi "dịch vụ tâm linh" từ tử vi, chọn ngày đẹp, xem tuổi, tìm mộ, tìm người thất lạc, thậm chí livestream trên mạng xã hội. Ai mà tâm lý "có bệnh thì vái tứ phương" rất dễ bị lợi dụng.

Một người đàn ông gần 40 tuổi vẫn còn độc thân. Anh kể lại, do muốn lập gia đình mà mãi vẫn chưa gặp được ý trung nhân nên đã có lần sử dụng dịch vụ bói toán trên mạng xã hội để tìm hiểu xem vì sao lại như vậy. Anh đã được 1 người tự xưng là thầy tử vi tư vấn, muốn sớm lập gia đình thì phải làm lễ cầu tình duyên. Phí làm lễ trực tuyến là 5 triệu đồng. Còn nếu thầy đến tận nhà để làm lễ thì phí phải mất hơn 10 triệu đồng.

Hay một phụ nữ khác, những lúc rảnh rỗi, chị cũng từng có thú vui cùng bạn bè sử dụng dịch vụ bói toán hay xem chỉ tay trên các trang mạng xã hội. Chị cho biết, lần đầu thường được xem miễn phí nhưng nếu muốn nghe các thầy tử vi, tướng số trên mạng phán nhiều hơn, mức phí phải trả cho mỗi lẫn tiếp theo tối thiếu phải mất 200.000 - 300.000 đồng

Theo đại diện Sở Thông tin - Truyền thông Bắc Ninh, thời đại 4.0, dịch vụ " bói toán, tử vi" trực tuyến đang nở rộ và được quảng cáo mời chào công khai trên không gian mạng. Nhiều trang mạng xã hội quảng cáo các dịch vụ tâm linh có tới vài chục thậm chí cả trăm nghìn lượt người theo dõi. Đây là mảnh đất màu mỡ cho kẻ xấu lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo.

Các cơ quan chức năng cũng đưa ra khuyến cáo, người dân cần cảnh giác trước các dịch vụ tâm linh lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi; không tin vào những đồn thổi, bói toán vô căn cứ để rồi không chỉ tổn hại kinh tế cá nhân và gia đình mà còn làm nảy sinh tâm lý hoang mang, ỷ lại, trông chờ vào vận may từ các loại bùa phép không có thực dẫn đến những hậu quả khó lường. Trên thực tế, những điều tốt lành, sự may mắn chỉ đến với mỗi người khi có tư duy tích cực, có hành động đúng đắn và lối sống lành mạnh.

Lừa "cắt vong" để chiếm đoạt tài sản

Cho dù đã nhiều lần cảnh báo và cũng đã có không ít đối tượng" buôn thần bán thánh" bị cơ quan chức năng xử phạt, nhưng có những kẻ xấu vẫn tiếp tục lợi dụng niềm tin mù quáng của nhiều người để thực hiện hành vi lừa đảo...

Bịa chuyện có vong theo, có duyên âm, cần hóa giải. Đó chính là chiêu trò mà những thầy bói "dởm" thường áp dụng để hù dọa những người nhẹ dạ cả tin.

Tại phiên tòa xét xử Nguyễn Huy Phong và Đỗ Văn Hiền quê ở Tiền Giang, theo cáo trạng, dưới vỏ bọc là thầy tu, hai đối tượng này đã tiếp cận 1 phụ nữ trú tại Đồng Nai, bịa chuyện người này có vong theo, cần làm lễ hóa giải để chiếm đoạt 40 triệu đồng.

Cách đây ít lâu, đối tượng Nguyễn Thị Hà trú tại quận Đống Đa, Hà Nội cũng đã bị cơ quan công an bắt giữ. Theo tài liệu điều tra, đối tượng này đã tiếp cận 1 phụ nữ là chủ một cơ sở làm đẹp ở quận Hoàn Kiếm, bịa chuyện chị này có vong theo và hứa giúp làm lễ hóa giải với giá 120 triệu đồng.

Tin lời thầy bói "dởm", nạn nhân đã chuyển trước hơn 20 triệu đồng để sắm lễ. Tuy nhiên, trong quá trình đi chợ mua đồ lễ, đối tượng đã bỏ trốn để chiếm đoạt của nạn nhân số tiền trên và 1 chiếc điện thoại di động đắt tiền.

Cơ quan công an nhận định, với thủ đoạn giới thiệu bản thân là thầy bói, có khả năng xử lý được phần âm, các đối tượng lừa đảo rất dễ lấy được lòng tin của những người mê tín. Sau đó, đối tượng sẽ hù dọa nạn nhân nếu không làm lễ cắt vong thì sẽ gặp chuyện bất trắc, khiến nạn nhân lo âu, sợ hãi và quyết định bỏ tiền làm lễ để được yên tâm.

Lừa đảo "cắt vong" để chiếm đoạt tài sản thực chất là hành vi lợi dụng lòng tin của con người về thế giới tâm linh để trục lợi. Theo quy định của pháp luật, tùy vào tính chất, mức độ, hậu quả mà hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, người dân cần cẩn trọng để không bị mắc lừa.

        Tôn giáo, tín ngưỡng là nhu cầu tinh thần chính đáng của nhân dân nhưng cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền để thay đổi quan điểm của những cá nhân có tâm lý ỷ lại trông chờ vào thần linh, bùa phép. Bên cạnh đó, những đối tượng lợi dụng thế giới tâm linh để làm việc bất lương cần được xử lý nghiêm.

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG KẺ MANG DANH "TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM"

           Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta.           Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...

MAI PHAN LỢI - MỘT KỀN KỀN KHOÁC DANH NHÀ BÁO

           Đúng 5 năm sau khi rút thẻ nhà báo, kền kền Mai Phan Lợi bị cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố và bắt tạm giam để điều tra tội trốn thuế, theo điều 200 BLHS. Đây là hậu quả cho những gì mà Mai Phan Lợi đã làm, ngay từ thời anh ta còn làm nhà báo, thậm chí giữ chức vụ rất cao - Phó tổng thư ký tòa soạn, Trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật TP HCM tại Hà Nội.           Nhiều người biết đến Mai Phan Lợi thông qua sự kiện vụ mất máy bay Casa 212. Năm 2016, trong khi nhân dân cả nước đang hàng ngày ngóng chờ các tin tức mới nhất tìm kiếm 9 sỹ quan, cán bộ, chiến sĩ mất tích cùng máy bay CASA 212 trong lúc thực hiện nhiệm vụ; tuy nhiên, không hiểu vì động cơ gì, nhà báo Mai Phan Lợi, quản trị Diễn đàn nhà báo trẻ - đã ngay lạ...

TẠI SAO GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU ĐÓNG FACEBOOK?

          Ngày 26/6 vừa qua, trên trang fb cá nhân của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu vừa quyết định sẽ rời bỏ mạng xã hội Facebook. Không đưa ra lý do cụ thể khi quyết định rời Facebook, Giáo sư Châu cho biết, thời gian gần đây không còn cảm giác hào hứng với mạng xã hội nói chung và Facebook nữa. Ngô Bảo Châu viết: "Tôi nhận thấy rằng trang FB này không còn là kênh thích hợp để tôi tiếp nhận thông tin, tri thức cũng như để tôi chia sẻ suy nghĩ của mình nữa".           Nhiều người ngạc nhiên với quyết định của Ngô Bảo Châu, nhưng nếu theo dõi những hoạt động, trong đó có những "phốt" của anh giáo sư này trên mạng xã hội Facebook, thì nhiều người sẽ không ngạc nhiên. Là một người được dư luận quan tâm, khi trở thành nhà toán học đầu tiên của Vie...