Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an yêu
cầu các địa phương, “đóng băng” tài sản 762 công ty và 14 cá nhân liên quan Vạn
Thịnh Phát. Một vụ án dần lộ diện vượt mọi hình dung, vượt mọi tiền lệ.
762 công ty bị đóng băng tài sản liên
quan đến một vụ án quả thực là con số khổng lồ, có lẽ lịch sử tố tụng Việt Nam
chưa bao giờ có phi vụ đóng băng lớn đến vậy. Vụ việc chắc chắn không chỉ dừng
ở An Đông bởi hệ số nợ trái phiếu ở tất cả các công ty con liên quan đến Vạn
Thịnh Phát đều gấp 3-5 lần vốn chủ sở hữu. Quy mô nợ doanh nghiệp của hệ sinh
thái Vạn Thịnh Phát không phải là vài tỉ USD như phỏng đoán mà có lẽ phải hơn
con số đó …
Còn nhớ chỉ cách đây gần nửa tháng, khi
Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thinh Phát bị bắt giữ đã gây ra những xáo trộn và đồn
thổi rất lớn. Những thuyết âm liên quan đến vị lãnh đạo này, quan chức kia, rồi
những sự đổ vỡ… Các thông tin được thổi phồng, cắt ghép, khớp nối có vẻ hợp lý
đến mức người dân ồ ạt rút tiền tại ngân hàng SCB dấy lên mối lo sụp đổ hệ
thống tài chính. Sau khi Ngân hàng Nhà nước đứng ra bảo lãnh, cùng với đó cơ
quan Công an cũng đã kịp thời xử lý 4 đối tượng tung tin giả xuyên tạc thì mọi
chuyện đã dần ổn định.
Tuy nhiên, đó chỉ là bước đầu bởi cần
phải hiểu rằng, bà Trương Mỹ Lan, nữ doanh nhân người Việt gốc Hoa giàu có,
đang giữ khá nhiều đất “vàng” tại TP.HCM với khối tài sản đồ sộ. Thế nên trước
việc đấu tranh với một đội ngũ tư vấn pháp lý vững chắc không phải là điều dễ
dàng. Trong quá trình tố tụng có bị can và một số người liên quan qua đời do
đột tử. Điều này càng gây thêm khó khăn cho quá trình điều tra. Nhưng điều này
không ngăn cản được quyết tâm của Bộ Công an.
Được biết thành viên tham gia Ban Chuyên
án trong vụ án này là những cán bộ bản lĩnh, “dạn dày kinh nghiệm trận mạc”,
đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Bộ Công an. Như chính Trung tướng Tô
Ân Xô đã khẳng định, đây là vụ án “rất khó với lực lượng thực thi pháp luật” nhưng
càng khó càng quyết tâm làm, vụ việc chắc chắn sẽ được làm rõ, làm đúng pháp
luật, đảm bảo đúng người đúng tội.
Thật ra, không chỉ sự việc ở Vạn Thịnh Phát mà các “đại gia” đã bị
bắt giữ như Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần tập đoàn FLC, Đỗ
Anh Dũng – Chủ tịch Tân Hoàng Minh cũng đều nhận được sự quan tâm rất lớn của
dư luận trong và ngoài nước. Quan tâm lớn cũng đồng nghĩa với áp lực rất lớn mà
xử lý các vụ việc kinh tế còn phải gặp khó khăn rất lớn là tránh làm xáo động
thị trường tài chính.
Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra tin
tưởng rằng, vụ án sẽ sớm được đưa ra và xử lý công minh trước ánh sáng pháp
luật, giúp hàng nghìn tỷ đồng của người dân được trả lại. Đồng thời cũng là đảm
bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và nhà đầu tư, góp phần làm
trong sạch thị trường để đủ sức chống chọi với những khó khăn của thế giới đang
ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam.
Chắc chắn nhân dân sẽ đồng tình ủng hộ
việc nghiêm khắc xử lý cái sai, bảo vệ cái đúng. Chúng ta không chấp nhận
"vàng thau lẫn lộn", không thể bàng quang, thờ ơ với những hành vi
sai trái, lừa đảo để làm mất niềm tin, tài sản của nhân dân và làm băng hoại
văn hóa, đạo đức, uy tín nhà đầu tư, doanh nghiệp, doanh nhân chân chính. Xử lý
các đối tượng lừa đảo, gây nhiều sai phạm là góp phần làm cho xã hội lành mạnh,
minh bạch và khuyến khích xã hội tôn trọng pháp luật, chấp hành kỷ cương. Qua
các vụ việc gần đây, chúng ta thấy rằng bất kỳ người đó là ai, nếu vi phạm pháp
luật sẽ bị xử lý. Làm như vậy mới mong kinh tế phát triển, những doanh nhân tử
tế, làm ăn chính đáng mới có cơ hội phát triển, làm giàu chính đáng, góp phần
phát triển kinh tế xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh để
bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nhận xét
Đăng nhận xét