Chuyển đến nội dung chính

TỰ SOI ĐỂ NHẬN DIỆN CÁC LOẠI “BỆNH CÁ NHÂN”

           Những cán bộ, đảng viên sa vào chủ nghĩa cá nhân, mang nặng tư tưởng cá nhân chủ nghĩa trong mình là những người đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Trong mọi mặt công tác và cuộc sống đời thường, họ không còn thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không còn gương mẫu, tiền phong, thống nhất giữa nói và làm; không còn xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân như Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn.

          Họ quên mất rằng “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”, nên, trong họ cái tôi luôn được đề cao. Họ luôn coi mình là trung tâm, có quyền hưởng thụ, chăm chăm tính đếm lợi ích của cá nhân mình và người thân, dòng họ mình mà không màng đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Vì thế, khi đã để những chứng bệnh cá nhân chủ nghĩa nảy sinh, thì dần dần tinh thần đấu tranh và tính tích cực của họ bị kém sút, chí khí anh dũng và phẩm chất tốt đẹp của người cách mạng cũng kém sút; họ quên rằng tiêu chuẩn số một của người cách mạng là sống có lý tưởng, vì lý tưởng của Đảng mà hành động.

          Trong công việc, vì không muốn “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” và tự cho mình quyền hành động tự do, vô tổ chức, vô kỷ luật, nên họ độc đoán, chuyên quyền và mắc các trọng bệnh là “con đẻ” của chủ nghĩa cá nhân như: Bệnh chủ quan, bệnh hẹp hòi, bệnh khai hội, bệnh nể nang, bệnh tham lam, bệnh lười biếng, bệnh kiêu ngạo, bệnh hiếu danh, thiếu kỷ luật, óc hẹp hòi, óc địa phương, óc lãnh tụ, bệnh “hữu danh vô thực”, kéo bè kéo cánh; bệnh cận thị, bệnh tị nạnh, bệnh xu nịnh, a dua, bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy, bệnh nóng tính, bệnh lụp chụp... Những chứng tật bệnh này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ trong nhiều bài viết, bài nói và bài phát biểu của mình; và cũng theo Người, những “bệnh cá nhân” này không chỉ gây bức xúc, làm suy giảm niềm tin của quần chúng nhân dân với những cán bộ, đảng viên đã và đang suy thoái, mà còn đe dọa vai trò lãnh đạo của Đảng.

          Trong quan hệ với quần chúng, họ tự cho rằng “mình cái gì cũng giỏi, họ xa rời quần chúng”. Họ không muốn học hỏi quần chúng mà chỉ muốn làm thầy quần chúng. Họ mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh”, nên đóng cửa, ngồi bàn giấy, xây dựng kế hoạch, viết chương trình rồi dùng mệnh lệnh “cột vào cổ dân chúng, bắt dân chúng theo”, ép dân chúng làm. Vì tự cho mình quyền là “quan phụ mẫu”, nên những cán bộ, đảng viên để chủ nghĩa cá nhân chi phối này thậm chí trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện còn không bàn bạc, không giải thích với quần chúng; không cho quần chúng phát biểu, tham gia ý kiến đóng góp mà chỉ “bắt buộc dân chúng làm theo mệnh lệnh” của mình. Vì tự cho mình quyền được “ăn trên ngồi trốc”, nên những vị “cha mẹ dân” này không cần biết đến cơ sở, cũng không quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng, ý kiến xác đáng của quần chúng... khiến “quần chúng không tin, không phục, càng không yêu họ. Chung quy là họ không làm nên trò trống gì”.

          Tất cả những chứng bệnh nêu trên đều do chủ nghĩa cá nhân sinh ra; đều xuất hiện ở những người suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Tất cả những “bệnh cá nhân” này dường như không chững lại mà còn tiếp tục nảy nở cùng với thời gian. “Chúng” đã, đang và sẽ xuất hiện với những biểu hiện mới, khi công khai, khi ngấm ngầm, song dù ở dưới dạng nào thì “chúng” cũng đều trái với đạo đức cách mạng, trái với tinh thần cần, kiệm, liêm, chính và vì thế “chúng” đều vi phạm Điều lệ Đảng, kỷ luật đảng và các nguyên tắc của một Đảng Mácxít - Lêninnít chân chính, cách mạng. Tất cả những “trọng bệnh” này đều đòi hỏi mỗi người cán bộ, đảng viên phải nghiêm túc tự soi để nhận diện đúng và tự sửa, tự khắc phục bằng những phương pháp hữu hiệu theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tâm sự của một người bỏ đạo Thiên chúa

Đề tài công giáo xưa nay gây tranh cãi rất nhiều trên toàn thế giới. Nhưng người Công giáo trên thế giới rất đông đảo và cuồng tín nên ít ai dám đụng chạm. Thời gian đầu, mỗi tuần tôi đi lễ 1 buổi, nhưng với tính cách không tin tâm linh cho lắm nên khi đi lễ chả hiểu cái gì, nó cứ hao hao nhau, không có gì mới so với ngày lễ trước đó. Đã thế đôi khi lễ 2 tiếng còn chưa xong, quỳ , đứng, ngồi rất mệt mỏi. Chỉ toàn nghe đọc và hát ca ngợi Chúa, nhưng khi mình tìm hiểu thì sự thật mới thấy Thiên chúa giáo. Mỗi tuần bảy ngày mà y chang nhau thì ai mà chịu cho nỗi.  Cái khó chịu của đạo Công giáo là ngoài phần giảng đạo tẻ nhạt thì ngày nghỉ bắt buộc quá nhiều. Chủ nhật, lễ thánh này thánh nọ, lễ này lễ kia, rồi kiêng đủ thứ khiến cho công việc bị ảnh hưởng ghê gớm. Sơ sơ 1 năm cũng mất trên 70 ngày không đi làm được, mà nông dân như tôi không đi làm thì lấy gì mà nuôi gia đình. Ăn chay của Công giáo cũng rất lạ. Thịt gà thì cấm ăn nhưng trứng thì ăn được, cá cũng ăn được, nhưng kẹo

LUẬN ĐIỆU ĐẾN HẸN LẠI LÊN CỦA ĐÁM KHỦNG BỐ

               Vào tháng 2, tháng 3-2001, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu trên địa bàn Tây Nguyên bị bọn phản động lưu vong FULRO và các thế lực thù địch xúi giục, lôi kéo, đã tham gia tụ tập đông người, gây rối, biểu tình, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó có người dân làng Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Bưh, tỉnh Gia Lai. Sau này được chính quyền và các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận đông, bà con đã nhận ra việc làm sai trái, đã cam kết không tái phạm,không nghe theo lời kẻ xấu. Vậy nhưng, ở chiều ngược lại, những kẻ lưu vong ở nước ngoài, đến hẹn lại lên đưa ra những luận điệu vu khống, xuyên tạc bản chất sự việc. Mới đây nhất, Tổ chức phản động “Người thượng vì công lý” vừa đăng hình ảnh kèm theo nội dung: “Ngày 10 tháng 03 năm 2001, chính quyền công an, bộ đội đã tấn công bao vây người dân Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai và chính quyền đã ra lệnh đốt phá nhà thờ và bắt tất cả các lãnh đạo của nhà thờ, tấn công dân làng bằng vũ kh.í..làm ít n

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN VẪN ĐANG ĐỂ CHU MỘNG LONG NHỞN NHƠ ĐẾN VẬY?

Những ngày qua, hàng ngàn cán bộ chiến sỹ các LLVT Quân khu 4, Cảnh sát biển, Cảnh sát PCCC, Công an, Biên phòng trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh cùng hàng ngàn người dân và lực lượng, tổ chức đoàn thể đoàn kết, nỗ lực liên tục chiến đấu với giặc lửa ở các huyện Nghi Xuân, Hương Sơn, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), đặc biệt là di sản rừng nguyên sinh ở Núi Xuân Lĩnh, Hồng Lĩnh - một trong 99 ngọn núi Hồng huyền thoại, linh kiệt tọa lạc trên dòng sông Lam thơ mộng của vùng đất xứ Nghệ yêu thương, địa linh nhân kiệt. Trong cuộc chiến cam go ấy, tinh thần, trách nhiệm, lòng người, sự tương thân, tương ái, những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam lại dâng lên, cả nước hướng về vùng đất này với những cảm xúc xót thương dâng trào trong cơn giặc lửa khủng khiếp, thì ông Chu Mộng Long, giảng viên Đại học Quy Nhơn, Bình Định lại hả hê thả stt trên facebook cá nhân rằng: "rừng cháy đáng chửi chứ sao lại khóc.... N