Cuốn sách Cõi nhớ của tác giả Hồ Đăng Định (cựu sĩ quan nguỵ, đã định cư ở Mỹ) vừa qua đã được giới thiệu trong một buổi lễ hoành tráng dưới sự hợp tác của liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế. Thông tin cuốn sách được xuất bản đã nhận được nhiều sự quan tâm, phản ứng dư luận nhưng đây là những phản ứng tiêu cực đến từ nội dung cuốn sách.
Nội dung cuốn sách
gồm 3 phần (Thượng tứ ngày xưa; Tháng ngày xa xứ; Tâm tình bạn bè) trong đó có
nhiều nội dung phản ánh không đúng sự thật lịch sử, mang tính cảm quan cá nhân,
ca ngơi nguỵ quân, nguỵ quyền. Chính vì vậy, năm 2012, ông Hồ Đăng Định đã nộp
bản thảo cuốn Cõi nhớ cho NXB Thuận Hoá, tỉnh Thừa Thiên Huế để xuất bản nhưng
NXB này đã loại bỏ 8 nội dung nhạy cảm liên quan đến chính trị, bóp méo lịch
sử, đổi tên cuốn sách thành “Thượng Tứ ngày xưa-Nhớ nhớ quên quên”.
Vậy mà sau 10 năm,
bằng một thủ đoạn lươn lẹo nào đó, ông Hồ Đăng Định lại thuyết phục được NXB Đà
Nẵng in cuốn sách trên với tên gọi nguyên bản “Cõi nhớ” cũng như đầy đủ 8 nội
dung mà NXB Thuận Hoá đã gạt bỏ trước đây. Đặc biệt, cuốn sách “Cõi nhớ” này
còn chưa được phép phát hành nhưng tại buổi công bố cuốn sách, ông Hồ Đăng Định
đã ký tặng và bán với giá 200 nghìn/cuốn sách.
Báo, đài tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã rất chú ý, đưa thông tin về
buổi giới thiệu sách “Cõi nhớ’ bởi buổi lễ này có sự giúp đỡ của các cơ quan
văn hoá, nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, có nhiều quan khách lãnh đạo, nguyên
lãnh đạo. Thế nhưng khi dư luận phát hiện ra những điểm nghi vấn về cuốn sách
thì những bài viết về buổi giới thiệu cuốn sách này đã được âm thầm gỡ bỏ.
Tuy nhiên, dư luận
đang rất mong muốn các cơ quan chức năng vào cuộc để tìm hiểu nguyên nhân vì
sao cuốn sách Cõi Nhớ với những nội dung gây tranh cãi trên có thể xuất bản,
trách nhiệm của những cơ quan quản lý khi cuốn sách chưa có giấy phép phát hành
nhưng đã được hỗ trợ giới thiệu sách. Cần phải xử lý nghiêm những người có
trách nhiệm liên quan, không để tình trạng con voi chui lọt lỗ kim như thế này
tiếp tục xảy ra được.
Nhận xét
Đăng nhận xét