Ngày 11/10/2022, Việt Nam đã trúng cử trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, tại phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77 tại New York (Mỹ).
14 thành viên mới
trúng cử Hội đồng Nhân quyền sẽ đảm nhiệm trọng trách trong nhiệm kỳ 3 năm, bắt
đầu vào tháng 1/2023. Đây là lần thứ hai Việt Nam trúng cử vào Hội đồng nhân
quyền Liên hợp quốc, lần đầu nhiệm kỳ 2014-2016 và lần thứ hai nhiệm kỳ 2023-2025
(Theo quy định của Hội đồng Nhân quyền,
mỗi thành viên chỉ được bầu và đảm trách một nhiệm kỳ, hai nhiệm kỳ kế tiếp sẽ
không được tham gia ứng viên).
Việc Việt Nam trúng
cử thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc là một trong những minh
chứng rõ ràng nhất và là sự khẳng định:
Một là, các quốc
gia trên thế giới công nhận, tin tưởng vào các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam đã
bảo đảm thực hiện quyền con người cho người dân Việt Nam trên các lĩnh vực của
đời sống xã hội một cách trách nhiệm, tích cực, thành tâm vô điều kiện, coi đây
vừa là mục tiêu, vừa là động lực của Nhà nước, Chính phủ Việt Nam đối với việc
bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Hai là, Chính phủ
Việt Nam đã cam kết thực hiện đúng, có hiệu quả các Công ước quốc tế có liên
quan quyền con người mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc phê chuẩn, các cố gắng
này đã và đang được nội luật hóa thành pháp luật trong nước, trở thành công cụ
quản lý nhà nước.
Ba là, các quốc gia
trên thế giới nói chung, các nước trong khu vực ASEAN nói riêng đã bày tỏ sự
tin tưởng vào Việt Nam với tư cách là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong
cộng đồng quốc tế, sau khi được bầu vào Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam sẽ tiếp
tục “là một thành viên quan trọng của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Việt
Nam sẽ hợp tác với chúng tôi trong việc thúc đẩy quyền con người” như lời của
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương ông Daniel
Kritenbrink chúc mừng Việt Nam đã trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp
quốc nhiệm kỳ 2023-2025 tại buổi họp báo chiều 12/10.
Bốn là, Việt Nam đã
hoàn thành tốt “Báo cáo quốc gia theo cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR)
chu kỳ 2 của Hội đồng nhân quyền và đang tiến hành những khuyến nghị cho UPR
chu kỳ 3”. Khẳng định Việt Nam đặc biệt quan tâm tới các công ước quốc tế về
bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, tích cực thúc đẩy các Công ước của Liên hợp
quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân
đạo, loại bỏ các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ.
Năm là, Việt Nam
vào thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã trực tiếp bác bỏ các
quan điểm sai trái của các lực lượng thù địch phủ nhận, xuyên tạc, vu khống
tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong thời gian qua.
Nhận xét
Đăng nhận xét